Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp

Hiện nay, việc sử dụng vắc xin Influvac Tetra để phòng ngừa đặc hiệu bệnh cúm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh Cúm, và nếu nhiễm bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm gây nên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại vắc xin này cùng với KenShin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp

Vắc xin Influvac Tetra, do hãng Abbott – Hà Lan sản xuất, được phát triển để phòng ngừa bệnh Cúm gây ra bởi virus Cúm A (bao gồm chủng H1N1 và H3N2) và virus Cúm B (bao gồm chủng Yamagata và Victoria). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là người cao tuổi trên 65, người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa… và phụ nữ mang thai.

Tổng quan về vắc xin Influvac Tetra

Influvac Tetra là vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa đặc hiệu bệnh Cúm. Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích tính sinh miễn dịch thuộc hệ miễn dịch của cơ thể nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu bị bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.

Virus cúm luôn đột biến, biến đổi kháng nguyên, do đó mỗi năm vắc xin Influvac Tetra đều được thay đổi để đáp ứng phù hợp với các chủng Cúm mới lưu hành. chứa các loại virus mới. Chính vì vậy, việc tiêm phòng Cúm được tiêm nhắc hàng năm để đảm bảo được phòng ngừa bệnh Cúm tốt nhất.

Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp

Influvac Tetra giúp ngăn ngừa bệnh cúm

Vắc xin Influvac Tetra tiêm nhắc đúng lịch hàng năm sẽ bảo vệ bạn phòng ngừa được bốn chủng virus Cúm có trong thành phần tạo kháng nguyên của vắc xin. Đồng nghĩa, Influvac Tetra không bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm do các chủng virus Cúm khác gây ra.

Vắc xin Influvac Tetra có liều lượng 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tùy theo độ tuổi mà có lịch tiêm phù hợp như trình bày dưới đây:

  • Trẻ từ 6 tháng tới dưới 9 tháng: Năm đầu tiên tiêm 2 mũi, Khoảng cách giữa 2 mũi là 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc hàng năm.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm duy nhất 1 mũi.

Cần lưu ý điều gì trước khi tiêm Influvac Tetra?

Một vài trường hợp không tiêm được vắc xin Influvac Tetra nếu:

  • Bị dị ứng nặng (Phản ứng phản vệ nặng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Influvac. Đặc biệt nếu dị ứng nặng với trứng gà, hoặc thịt gà, bạn chỉ nên được cân nhắc rất kĩ lợi ích và nguy cơ, đồng thời bạn nếu có chỉ định tiêm, phải được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ.
  • Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng.
  • Nếu đang mắc bệnh hô hấp cấp tính hoặc bị các bệnh truyền nhiễm đang hoạt động khác. Việc tiêm chủng Influvac sẽ trì hoãn tới khi được các bệnh đó được điều trị ổn định.
  • Người mắc hội chứng Guillain-Barre trong vòng 1 năm kể từ lần tiêm phòng cúm trước đó.

Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp

Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng không nên tiêm Influvac Tetra

Có tác dụng phụ khi tiêm Influvac Tetra không?

Sau khi tiêm xong vắc xin Influvac, theo quy định chung của Bộ Y Tế, bạn sẽ được theo dõi trực tiếp tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Vui lòng thông báo cho bác sĩ, điều dưỡng, hoặc tư vấn viên bất kì các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bạn.

Tất cả các loại thuốc, chế phẩm sinh học, vắc xin… đều có thể có phản ứng phụ. Với vắc xin Influvac Tetra, hầu hết các tác dụng không mong muốn đều nhẹ, tại chỗ như sưng, nóng, đỏ và đau, và thường hết trong vòng vài ngày, không để lại bất cứ biến cố sức khỏe về lâu dài.

Tuy nhiên, rất hiếm xảy ra biến cố nặng như sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, Co giật, khó thở, li bì, tím tái…. Nếu bạn hoặc người nhà bạn sau tiêm, có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào ở trên, cần phải được đưa ngay tới bất kì cơ sở y tế nào gần nhất để chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh nguy hại tới sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp và những điều cần biết

Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp
Tất cả các loại thuốc vắc xin đều có thể gây nên tác dụng phụ

Các phản ứng sau tiêm thường gặp như sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân có thể gặp như nhức đầu, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp.

Các tác dụng phụ khác được báo cáo ở trẻ em:

  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.
  • Khó chịu, buồn ngủ, sốt.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nên tiêm cúm vào thời điểm nào?

Bệnh Cúm thường xuất hiện vào mùa Đông, do vậy chúng ta nên tiêm ngừa Influvac Tetra vào thời điểm trước đó. Thông thường sau tiêm khoảng 1 -2 tuần, vắc xin mới bắt đầu có hiệu lực ngăn ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, Việt nam có khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nên chúng ta hoàn toàn có thể tiêm nhắc ngừa Cúm bất cứ thời điểm nào trong năm, để chủ động phòng ngừa đặc hiệu bệnh Cúm.

Phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh phổi nặng hoặc bệnh ức chế miễn dịch và những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của họ về việc tiêm phòng sớm hơn.

Một vài thắc mắc liên quan tới loại vắc xin này

Các thắc mắc liên quan tới loại vắc xin Influvac Tetra.

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hay không?

Với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạm thời, cho nên nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật và thương tổn do bệnh Cúm cao hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bị bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì, rất nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, thai nhi còn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh Cúm.

Tiêm vắc xin cúm đã được chứng minh có khả năng làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến Cúm ở phụ nữ mang thai.

Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp

>>>>>Xem thêm: Bạo hành tinh thần (Psychological Abuse) là gì? Cách xử lý khi bị bạo hành tinh thần

Phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp phòng chống cảm cúm cho trẻ

Tiêm phòng cúm có thể làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm của phụ nữ mang thai.

Hơn nữa, phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp cho thai nhi và em bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh khi truyền kháng thể ngừa Cúm qua nhau thai và bú sữa mẹ.

Có thể dùng Influvac Tetra khi đang cho con bú không?

Influvac Tetra có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, thảo luận với mẹ bé trước khi chỉ định tiêm vắc xin.

Có thể dùng Influvac Tetra nếu đang dùng các loại thuốc khác không?

Nếu bạn đang sử dụng bất kì thuốc, chế phẩm sinh học hay thực phẩm chức năng… bạn vui lòng thông báo cho bác sĩ khi thăm khám, sàng lọc để Bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng về tương tác với vắc xin, sau đó sẽ quyết định xem bạn nên được tiêm hay trì hoãn.

Có thể uống rượu sau khi tiêm Influvac Tetra không?

Không có dữ liệu về tương tác giữa chất có cồn (Rượu, Bia) với vắc xin Influvac, tuy nhiên bạn có thể cần thảo luận với Bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc sức khỏe để nhằm đưa ra quyết định, hướng dẫn có lợi cho bạn nhất.

Trên đây là một số thông tin cần biết để có cái nhìn tổng quan về vắc xin Influvac Tetra. Hy vọng thông tin này có thể hữu ích cho bạn. Hãy thực hiện tiêm ngừa vắc xin Cúm Influvac để giúp thân nhân, bản thân bạn, cũng như góp sức tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa bệnh Cúm.

Hiện tại vắc xin Influvac Tetra được cung cấp và sử dụng tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng KenShin trên toàn quốc. Vắc xin Influvac nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác tại KenShin luôn được đảm bảo về chất lượng, xuất xứ cũng như quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển đạt chuẩn GSP. Mức giá vắc xin Influvac Tetra tại KenShin được cập nhật liên tục và thường xuyên tùy theo thời điểm, dao động từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng. Liên hệ với Tiêm chủng KenShin qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *