Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?

Răng khôn là răng số 8 và là răng mọc cuối cùng của hàm. Nếu như đau răng khôn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người thì áp xe răng khôn còn kinh khủng hơn. Răng khôn bị áp xe sẽ nguy hiểm thế nào và chữa trị ra sao?

Bạn đang đọc: Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?

Sự xuất hiện răng khôn hầu như không được chào đón vì nó không có chức năng thẩm mĩ hay chức năng nhai rõ ràng. Điều quan trọng nhất, mọc răng khôn thường gây đau đớn, khó chịu và nguy cơ áp xe răng khôn luôn tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi răng khôn bị áp xe sẽ nguy hiểm thế nào và điều trị ổ áp xe ở răng khôn ra sao nhé!

Áp xe răng khôn là gì?

Áp xe ở răng khôn hay áp xe răng số 8 là tình trạng hình thành một ổ mủ nằm dưới nướu, trong thân răng hoặc ở cổ răng. Áp xe là một biến chứng khá thường gặp khi mọc răng số 8. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, nói của người bệnh mà còn gây nguy cơ nhiễm khuẩn lan sang các răng khác.

Mọc răng số 8 và áp xe răng số 8 rất dễ nhận ra. Việc nhận biết sớm dấu hiệu áp xe răng này giúp người bệnh xử lý kịp thời, phòng ngừa áp xe lan sang cả những răng khác. Cụ thể, dấu hiệu áp xe răng số 8 thường là:

  • Tại vị trí mọc răng số 8 có cảm giác đau nhức. Người bệnh còn bị đau nhức lan lên đầu gây đau đầu, lan đến tai gây ù tai.
  • Tại vị trí răng khôn xuất hiện tình trạng sưng tấy, sau đó có ổ mủ xuất hiện, sưng tấy to có thể gây mất cân đối khuôn mặt.
  • Quan sát phần nướu răng bạn sẽ thấy nướu đổi màu đỏ đậm, các mạch máu nhìn rõ màu.
  • Ổ áp xe răng khôn hình thành ở thân răng hay cổ răng đều có thể khiến răng bị lung lay, không còn chắc chắn.
  • Người bệnh áp xe răng 8 cảm nhận được hơi thở có mùi hôi thoát ra từ khoang miệng.
  • Khi áp xe mới hình thành, răng sẽ nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh. Áp xe phát triển lớn hơn sẽ khó há miệng, cử động miệng.
  • Các triệu chứng viêm như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn cũng xuất hiện.
  • Vi khuẩn từ răng có thể di chuyển xuống họng gây viêm họng, viêm amidan.

Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?

Mọc răng khôn đã đau, áp xe răng khôn càng nhức hơn

Nguyên nhân gây áp xe răng khôn

Có nhiều lý do khiến răng khôn bị áp xe. Có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến nhất như:

Vệ sinh răng khôn không sạch sẽ

Thực tế, có nhiều người răng khôn mọc thẳng như những chiếc răng bình thường khác giúp việc làm sạch khá dễ dàng. Nhưng hầu hết, răng khôn mọc ngang, mọc ngầm ở tận góc trong cùng của cung hàm. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ khó khăn. Sau khi ăn uống, mảnh vụn thức ăn thừa bị mắc kẹt tại vị trí góc trong cùng của hàm. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn khu trú gây nhiễm trùng ổ răng và hình thành ổ mủ áp xe.

Các bệnh về răng, tủy

Người bị sâu răng hoặc viêm tủy răng có nguy cơ cao bị áp xe răng. Vi khuẩn tiềm ẩn sẵn trong răng sẽ lây lan sang răng số 8. Tại đây, khi có môi trường khu trú lý tưởng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây ra những ổ viêm nhiễm lớn. Ngoài ra, nếu quá trình rút tủy để điều trị sâu răng không được thực hiện cẩn thận cũng gây áp xe răng số 8.

Ngoài sâu răng và viêm tủy, các bệnh viêm nướu, viêm nha chu,… cũng có thể dẫn đến áp xe. Áp xe răng số 8 còn dễ gặp phải ở những bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Các trường hợp áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn có thể xảy ra các trường hợp như sau:

  • Áp xe ở chân răng số 8: Đây là trường hợp túi áp xe xuất hiện quanh chân răng. Nguyên nhân có thể đến từ việc răng bị sâu. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ làm mòn men răng và ngà răng, sau đó tấn công tủy răng. Tủy răng bị viêm dẫn đến hifnht thành các ổ mủ ở chân răng.
  • Áp xe nướu răng số 8: Trường hợp này thường xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng không kỹ càng. Vi khuẩn trú ngụ ở góc hàm sẽ phá hủy các mô, tạo thành ổ áp xe. Ổ áp xe nằm giữa răng và nướu.
  • Áp xe nha chu nghiêm trọng hơn viêm nha chu. Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ tạo ra khoảng trống ở răng và nướu rồi trú ngụ trong đó. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công chống lại vi khuẩn. Xác của vi khuẩn cùng xác tế bào bạch cầu cùng các mảnh vụn tạo thành mủ. Mủ tích tụ ngày một nhiều tạo thành ổ áp xe lớn gây đau nhức.

Tìm hiểu thêm: FPT Long Châu cùng hơn 150 đối tác chiến lược hàng đầu kết nối và lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe người Việt

Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?
Ổ mủ áp xe có thể hình thành ở chân răng, ở nướu hoặc ở ổ răng

Áp xe răng khôn: Rất nguy hiểm, cần cảnh giác!

Áp xe răng số 8 nếu điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng bình phục. Nhưng nếu để áp xe nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

Vi khuẩn trong ổ áp xe sẽ phá hủy các mô nướu và răng. Chúng có thể lan sang các răng khác, phá hủy các răng khác ngoài răng số 8. Đồng thời, vi khuẩn tấn công, phá hủy cả nướu và xương hàm.

Ổ áp xe bị vỡ trong khoang miệng khiến vi khuẩn lây lan khắp miệng, thậm chí lây lan xuống đường hô hấp dưới hay đường tiêu hóa như họng, dạ dày, phổi,…Không loại trừ trường hợp đặc biệt nguy hiểm là áp xe răng số 8 gây biến chứng viêm màng não, viêm não hay nhiễm trùng máu.

Áp xe răng khôn chữa thế nào?

Để phòng ngừa lây lan và biến chứng, áp xe răng khôn cần được điều trị sớm. Cách điều trị cho người bị áp xe răng số 8 sẽ khác nhau tùy từng trường hợp. Cụ thể là:

Răng số 8 mọc thẳng ít khi gây áp xe hoặc chỉ gây áp xe nhẹ. Áp xe răng có tự khỏi không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu áp xe ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Một số loại kháng sinh cũng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, chữa triệu chứng bệnh. Việc dùng kháng sinh chữa áp xe răng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp y khoa: Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không?

Áp xe răng cần được thăm khám sớm, điều trị kịp thời

Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch gây áp xe bắt buộc phải nhổ răng số 8. Sau khi loại bỏ răng khôn, nha sĩ sẽ điều trị các mô nướu, răng khác và phần hàm bị tổn thương. Điều trị bằng thuốc kết hợp vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn sẽ giúp người bị áp xe răng nhanh phục hồi.

Áp xe răng khôn là tình trạng không ai muốn gặp phải. Không chỉ gây đau nhức, mệt mỏi, áp xe răng còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của áp xe răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *