Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?

Nếu phân loại theo tính chất, áp xe có hai loại gồm áp xe nóng và áp xe lạnh. Vậy áp xe nóng là gì? Loại áp xe này có gì khác so với áp xe lạnh? Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về áp xe nóng nhé!

Bạn đang đọc: Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?

Khi vi khuẩn khu trú tại một vị trí nào đó trên cơ thể và gây nhiễm trùng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Xác của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và những mảnh vụn tạo thành mủ. Ổ mủ có hình thái bọc kín này gọi là ổ áp xe . Thực chất, đây là “mồ chôn” của những xác bạch cầu và tế bào hoại tử. Nếu phân loại theo vị trí, chúng ta có áp xe răng, áp xe gan, áp xe da, áp xe lách… Nếu phân loại theo tính chất, chúng ta có áp xe nóng và áp xe lạnh.

Áp xe nóng là gì?

Áp xe nóng chính là những ổ mủ cấp tính có các triệu chứng viêm cấp như sưng phù, nóng đỏ, đau nhức. Nó có thể khởi phát từ mụn nhọt, vết mổ hoặc một vết thương hở bị nhiễm khuẩn. Ngược lại,ổ mủ áp xe lạnh hình thành chậm, không có triệu chứng viêm cấp như sưng, nóng, đỏ, đau và hầu hết các trường hợp là do lao.

Loại áp xe này được gây ra bởi các loại vi khuẩn gây mủ như: Khuẩn tụ cầu vàng, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. “Thủ phạm” thường gặp nhất chính là tụ cầu vàng. Ít gặp hơn có vi khuẩn yếm khí, lậu cầu, phế cầu.

Như vậy, điều kiện để tạo thành một ổ áp xe nóng gồm 2 yếu tố: Vi khuẩn và tổn thương hở. Tại các tổn thương hở, vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi phát triển và tạo thành ổ chứa dịch mủ. Tính chất của các ổ dịch mủ này là lùng bùng, mềm, sưng đỏ và da bên ngoài căng bóng.

Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?

Áp xe nóng có hiện tượng sưng, mủ, nóng, đỏ và đau của viêm cấp

Nguyên nhân hình thành áp xe nóng

Một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến áp xe nóng như:

  • Nhiễm khuẩn tụ cầu bắt đầu khởi phát từ nang lông dần phát triển thành nhọt. Tại vị trí hình thành nhọt ban đầu sẽ đỏ rồi sưng dần lên. Nhọt thường xuất hiện ở dưới nách, bẹn, mông… Nhọt lớn không được xử lý kịp thời sẽ tạo thành áp xe. Người có mụn nhọt nặn mủ ở giai đoạn sớm nên vô tình khiến tổn thương mô thêm nặng trong khi vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn. Quá trình chích nặn mủ không đảm bảo vô khuẩn hoặc sau khi nặn mủ không chăm sóc vết thương đúng cách.
  • Nhiễm trùng ở các lớp sâu hơn của da gọi là viêm mô tế bào. Tình trạng này thường xảy ra nhất ở bàn chân và chân. Viêm mô cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tạo thành áp xe.
  • Chốc lở là tình trạng ban nhiễm do tụ cầu vàng. Chốc lở có đặc điểm là tạo thành các vùng lớn. Khi chảy mủ sẽ tạo thành lớp vảy mủ màu vàng. Không chăm sóc cẩn thận, các vùng da bị chốc lở cũng dễ hình thành ổ áp xe.
  • Bỏng da khi nhiễm tụ cầu là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Lúc này, trên da trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước lớn nhưng bên trong không phải nước mà là mủ vàng. Khi những mụn này vỡ, bề mặt màu đỏ bên trong lộ ra giống như một vết bỏng bị vỡ. Kèm theo mụn mủ dạng bọng nước là tình trạng sốt hoặc không. Các bọng mủ này có thể tự vỡ và khỏi nếu được vệ sinh đúng cách. Ngược lại, tụ cầu vàng cũng có thể khu trú làm hình thành một ổ áp xe.
  • Ngoài ra, khi thực hiện các thủ thuật y tế như tiểu phẫu, châm cứu, tiêm truyền bằng các dụng cụ không đảm bảo vô trùng cũng làm tăng nguy cơ hình thành ổ áp xe.

Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?

Tổn thương hở khiến vi khuẩn xâm nhập và hình thành áp xe nóng

Các giai đoạn tiến triển của áp xe nóng

Áp xe nóng tiến triển qua 2 giai đoạn gồm:

Giai đoạn lan tỏa thường diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Bắt đầu thấy có hiện tượng sưng, ấn tay vào thấy chắc, chỗ sưng đã có thể đỏ.
  • Cảm giác đau xuất hiện, có thể là đau nhẹ nhưng cũng có thể là đau nhức.
  • Xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như ớn lạnh, sốt cao, uể oải, nhức đầu…
  • Cảm nhận bằng tay rõ khối u cục nhỏ hoặc một vùng bị sượng cứng ở trung tâm còn đóng bánh ở viền ngoài. Sờ tay vào thấy nóng hoặc cảm nhận được khối u nóng hơn những vùng khác. Khi ấn tay vào thấy đau nhói.

Giai đoạn tụ mủ thường diễn ra trong khoảng 2 tuần tiếp theo. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng như:

  • Tại vị trí áp xe sưng tấy và đỏ, cảm giác đau nhức.
  • Khối u không còn đóng bánh cứng mà mềm và lùng nhùng khi ấn vào.
  • Cảm giác căng nhức ở áp xe. Nếu chọc vào đầu ngòi sẽ chảy ra mủ.
  • Người bệnh sốt từ nhẹ đến sốt cao. Nếu xét nghiệm máu sẽ thấy chỉ số bạch cầu tăng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng ăn được cháo hạt là thích hợp?

Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?
Áp xe đã bị vỡ, chảy mủ và đang dần phục hồi

Điều gì xảy ra nếu không điều trị áp xe nóng kịp thời?

Bất kỳ tổ chức áp xe nào nếu không được điều trị kịp thời đều sẽ tiến triển nặng hơn với kích thước lớn hơn, diện tích xâm lấn rộng hơn, cảm giác đau gia tăng và có thể căng tức quá mức dẫn đến vỡ và tràn mủ ra ngoài.

Có những trường hợp từ ổ áp xe nóng tạo thành những đường rò. Vi khuẩn đi theo những đường rò đó phá hủy các vùng mô rộng khiến việc điều trị khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Ở một số người bệnh, khối áp xe vỡ vào ổ phúc mạc gây viêm phúc mạc khu trú hoặc viêm phúc mạc toàn thể. Nhiễm trùng máu là biến chứng nặng nhất khi áp xe không được điều trị kịp thời.

Điều trị áp xe nóng như thế nào?

Điều trị khối áp xe nóng phụ thuộc vào việc áp xe ở vị trí nông dưới da hay áp xe trong cơ, áp xe trong các bộ phận bên trong cơ thể như áp xe gan, áp xe lách… Cụ thể, một số cách điều trị áp xe phổ biến nhất như:

  • Khi vị trí áp xe bị viêm cấp, người bệnh có thể chườm mát giảm đau hoặc chườm bằng gạc thấm cồn.
  • Nếu cảm giác đau khiến người bệnh khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin.
  • Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tụ cầu. Ví dụ thuốc Bristopen (Oxacilline) viên 500 mg, ngày uống 4 viên chia 4 lần (nửa giờ trước bữa ăn)…

Áp xe nóng là gì? Có gì khác với áp xe lạnh?

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên có được uống sữa đậu nành không?

Điều trị áp xe bằng kháng sinh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
  • Áp xe nông dưới da khi phát triển hết cỡ có thể tự vỡ, tự chảy dịch và se lại mà không cần can thiệp. Ổ áp xe nằm sâu trong cơ hoặc trong các cơ quan bên trong cơ thể cần dẫn lưu dịch, rạch áp xe… Các can thiệp ngoại khoa này cần kết hợp với điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Đồng thời, người bệnh cũng cần được điều trị triệu chứng như sốt, mất nước, thiếu điện giải… nếu có.

Áp xe nóng mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu khác nhau ở mỗi người. Ổ áp xe hoàn toàn có thể lây lan sang các vị trí lân cận hoặc gây nhiễm trùng máu. Vì vậy, khi có triệu chứng áp xe, người bệnh nên theo dõi mức độ tiến triển để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *