Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

Khi phát hiện có đốm nâu xuất hiện ở trong mắt, một số người thường lo lắng, không biết đây là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào gây ra không. Vậy khi xuất hiện đốm nâu trong mắt, chúng ta nên xử lý như thế nào?

Bạn đang đọc: Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân gây đốm nâu trong mắt có thể do hiện tượng sinh lý hoặc do tăng sắc tố melanin nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm gây ra. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về hiện tượng này, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục.

Đốm nâu trong mắt là gì?

Phần lớn các trường hợp xuất hiện đốm nâu trong mắt hoàn toàn không gây hại vì nguyên nhân là do sự tăng hắc tố melanin ở mắt. Hiện tượng này còn được gọi là nốt ruồi ở mắt hay tàn nhang. Đốm nâu thường xuất hiện ở trên lòng trắng của mắt (kết mạc) hoặc màu mắt (mống mắt).

Tuy nhiên, biểu hiện đốm nâu ở mắt có thể là khối u ác tính, một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư mắt, một loại ung thư cực kỳ hiếm gặp.

Đốm nâu trong mắt là do đâu?

Trường hợp tăng hắc tố melanin

Melanocytes là những tế bào tạo ra melanin – sắc tố tạo màu cho tóc, da và mắt của con người cũng là yếu tố tạo đốm nâu trong mắt.

Các tế bào hắc tố thường được trải đều trong mô cơ thể. Khi chúng gom lại với nhau có thể gây ra hiện tượng tàn nhang hoặc nốt ruồi trên cơ thể nói chung hoặc đốm nâu trong mắt nói riêng. Đốm nâu trong mắt có thể xuất hiện do bẩm sinh hoặc trong quá trình chúng ta trưởng thành.

Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, sự phát triển của các đốm nâu trên cơ thể có liên quan đến việc tiếp xúc với tia cực tím. Chính vì vậy, nếu bạn không đeo kính râm bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến hiện tượng này.

Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

Đốm nâu trong mắt là do các tế bào hắc tố gom lại với nhau

Đối với trường hợp ung thư mắt

Trường hợp đốm nâu là dấu hiệu cảnh báo khối u ác tính của bệnh ung thư mắt khá hiếm gặp và các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên, họ cho rằng các yếu tố như di truyền, môi trường, đột biến DNA có thể là nguyên nhân.

Thông thường, do không có triệu chứng bất thường cụ thể nên bệnh nhân sẽ không phân biệt được đốm nâu trong mắt là do tăng sinh hắc tố melanin hay là dấu hiệu ung thư mắt. Do đó, khi xuất hiện các đốm nâu trong mắt, người bệnh nên đến bệnh viện để khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân xuất hiện đốm nâu.

Đối với trường hợp khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, yếu tố cơ địa cũng có thể gây các đốm nâu xuất hiện trong mắt. Ví dụ người có làn da trắng, đôi mắt sáng màu hoặc mắc chứng rối loạn nốt ruồi sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu trong mắt hơn.

Vì sao trẻ bị đốm nâu trong mắt?

Trường hợp xuất hiện đốm nâu trong mắt của trẻ nhỏ là do những nguyên nhân sau:

Hiện tượng sinh lý

Sự xuất hiện chấm đen nhỏ trên lòng trắng mắt của bé thực chất giống như một vết bớt trên cơ thể bé, biểu hiện này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ở mắt.

Sắc tố melanin

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến các đốm đen trong mắt trẻ là do sắc tố trên kết mạc, thường không ảnh hưởng gì đến mắt. Tuy nhiên, nếu những đốm đen có sự thay đổi bất thường trong thời gian ngắn, do đó tốt nhất nên đưa bé đến bệnh viện để khám kịp thời.

Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến các đốm đen trong mắt trẻ là do sắc tố trên kết mạc

Xuất hiện dị vật gỉ sắt

Nếu dị vật bị gỉ sắt xuất hiện trong mắt bé, gỉ sắt cũng sẽ gây sắc tố ở kết mạc. Cha mẹ nên lấy dị vật gỉ sắt ra kịp thời và cho bé uống kháng sinh để ngăn nhiễm trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Màng cứng mắt phát triển chậm

Trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ, cấu trúc mô mắt sẽ dần hoàn thiện theo sự phát triển của trẻ. Trường hợp củng mạc mắt phát triển chậm, các mạch máu hoặc sắc tố trên lòng trắng của mắt bé sẽ xuất hiện và dễ dàng nhìn thấy. Nếu gặp trường hợp này, các chấm nâu nhỏ trên lòng trắng mắt của bé sẽ biến mất khi bé phát triển sau này.

Có thể loại bỏ đốm nâu trong mắt không?

Trường hợp tăng hắc tố melanin

Nếu nguyên nhân xuất hiện đốm nâu trong mắt là do tăng hắc tố melanin, các bác sĩ thường khuyên bạn không nên loại bỏ chúng để hạn chế những biện pháp can thiệp không cần thiết, ảnh hưởng mắt người bệnh. Trong trường hợp này, bạn không cần lo lắng vì các đốm nâu không ảnh hưởng tới chức năng thị giác của mắt.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ thường xuyên theo dõi bằng cách chụp hình ảnh các đốm nâu hàng năm nhằm phát hiện kịp thời dấu hiệu ung thư.

Đối với trường hợp ung thư mắt

Trường hợp đốm nâu trong mắt là khối u ác tính, bệnh nhân sẽ cần được điều trị bằng sử dụng thuốc, phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh.

Làm gì để đôi mắt luôn khỏe mạnh?

Để giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, bạn hãy áp dụng những điều sau đây:

Vệ sinh tay sạch sẽ

Để ngăn ngừa vi khuẩn, virus và nấm có thể gây bệnh cho mắt, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hạn chế chạm tay vào mắt hay các bộ phận khác của cơ thể, hạn chế dụi mắt.

Các loại bệnh có thể dễ dàng truyền bệnh từ tay lên mắt, gây tổn thương thị lực trong thời gian dài gồm nhiễm tụ cầu khuẩn, đau mắt đỏ hay thậm chí bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và bệnh lậu.

Tìm hiểu thêm: Ngưng uống thuốc Orgametril bao lâu thì có kinh? Hướng dẫn cách dùng thuốc đúng nhất

Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?
Để ngăn các tác nhân gây hại cho mắt, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch

Bảo quản kính áp tròng

Nhiều người sử dụng kính áp tròng, nhất là giới trẻ. Khi dùng, bạn cần lưu ý đến cách sử dụng và bảo quản kính như sau:

  • Tránh đeo kính áp tròng to hơn tròng mắt.
  • Không dùng nước ngâm kính nhiều lần.
  • Tránh sử dụng dung dịch bảo quản kính quá hạn.
  • Không chạm tay hay chạm mắt vào đầu chai dung dịch nhỏ mắt.
  • Thay khay đựng thường xuyên.
  • Rửa tay trước khi chạm vào kính.
  • Nếu làm rớt kính áp tròng, cần vệ sinh chúng trước khi dùng.
  • Bảo quản khay đựng và dung dịch vệ sinh kính ở nơi sạch sẽ, thoáng.

Đeo dụng cụ bảo vệ mắt

Bạn nên sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt nếu công việc của bạn có tiếp xúc với thiết bị phóng tia lửa. Cách phòng tránh tổn hại mắt là đeo kính râm, che chắn mắt cẩn thận trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thư giãn cho mắt

Nếu bạn thường dùng điện thoại hay máy tính liên tục cả ngày, bạn có thể bị tật cận thị, giãn tròng mắt và dễ mỏi mắt. Bạn nên thay đổi thói quen này để bảo vệ mắt và thị lực của mình.

Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

>>>>>Xem thêm: Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường?

Bạn nên để mắt thư giãn một vài phút hoặc tập các bài tập cho mắt ở giữa buổi làm việc

Nếu buộc phải tiếp xúc với màn hình máy tính hay điện thoại, nhất là vào ban đêm, bạn nên để mắt thư giãn một vài phút hoặc tập các bài tập cho mắt ở giữa buổi làm việc.

Kiểm tra mắt định kỳ

Hãy thăm khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến mắt, từ đó có thể chữa trị kịp thời. Bạn nên đến bệnh viện để khám mắt định kỳ 6 tháng một lần.

Như vậy, phần lớn trường hợp xuất hiện đốm nâu trong mắt đều lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám phòng khi nguyên nhân gây đốm nâu là dấu hiệu của ung thư mắt, đồng thời có thể nhận được sự tư vấn chăm sóc mắt từ bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *