Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?

Uốn ván là một loại bệnh lý thường được bác sĩ khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Nhưng đôi khi, có một số trường hợp sau tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa, liệu tình trạng này có đáng lo ngại không?

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?

Tiêm vắc xin uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng nếu sau khi tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa thì có nguy hiểm không? Nên xử lý tình trạng này như thế nào? KenShin sẽ giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tại sao mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani tấn công và để lại ngoại độc tố của vi khuẩn trong cơ thể người. Triệu chứng đặc trưng của uốn ván là cơn co cứng ở cơ, kèm theo cơn đau dữ dội. Xuất phát từ cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là co cứng cơ toàn thân. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván lên tới 90%, đối với trẻ sơ sinh, khoảng 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván sẽ tử vong. Nên việc tiêm theo đúng phác đồ phòng bệnh uốn ván là cực kỳ cần thiết.

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?

Tiêm vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết

Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao nhưng đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nên biện pháp phòng chống bệnh uốn ván được tích cực tìm kiếm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, kim loại gỉ sét, phân, môi trường xung quanh nên tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mang mầm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có thai, trong quá trình chuyển dạ, là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Tiêm vắc xin là cách phòng chống tốt nhất bệnh lý uốn ván, với hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Khi tiêm vắc xin, kháng thể chống lại bệnh uốn ván hình thành trong cơ thể mẹ, sẽ được truyền qua thai nhi. Nên từ khi mới sinh ra, trong cơ thể trẻ đã có sẵn kháng thể chống bệnh uốn ván, điển hình là bệnh uốn ván rốn, từ đó bảo vệ được bé lúc mới chào đời.

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa có nguy hiểm không?

Hầu như tất cả các loại vắc xin đều có một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. Tùy từng loại vắc xin mà các phản ứng này có thể nặng hay nhẹ. Vắc xin uốn ván có một số tác dụng phụ điển hình như:

  • Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm.
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Đau cơ, khó chịu.

Những phản ứng này thường nhẹ và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Sau khoảng 1 – 2 ngày những triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng với vắc xin, kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tạo kháng thể ngừa bệnh.

Vậy nên tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và phản ứng sau tiêm ngày càng trợ nặng, cản trở hoạt động thường ngày thì mẹ bầu cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền?

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?
Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể

Ngoài những phản ứng bình thường như trên, cũng có những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm cần được cấp cứu kịp thời. Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin uốn ván cần được lưu ý như:

  • Phản ứng dị ứng: Khó thở, sưng nặng mặt, môi, họng.
  • Ngứa toàn thân.
  • Tim đập nhanh, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
  • Đau dữ dội, xuất huyết tại vị trí tiêm.

Những triệu chứng nguy hiểm trên cần được chăm sóc, cấp cứu ngay lập tức. Nếu mẹ bầu sau khi tiêm có phản ứng bất thường như trên, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ.

Cách xử lý khi bị sưng và ngứa do tiêm vắc xin uốn ván

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải phản ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu và điều trị. Nhưng cảm giác sưng và ngứa có thể gây khó chịu, nếu có thể, mẹ bầu tham khảo chuyên viên y tế tại cơ sở tiêm chủng về tình trạng này để được tư vấn, hỗ trợ cách tốt nhất. Nếu không thuận tiện, mẹ bầu có thể thực hiện biện pháp sau:

  • Chườm lạnh: Sử dụng túi đá nhỏ chườm quanh vết tiêm trong vòng 30 giây và ngưng trong vòng 5 giây, lặp lại các thao tác này trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Chườm nóng: Sau 24 giờ tiêm vắc xin và tiến hành chườm lạnh, mẹ bầu vẫn còn sưng và ngứa, nên đổi qua chườm nóng. Dùng túi nước ấm, chườm xung quanh vị trí tiêm với khoảng thời gian tương tự chườm lạnh.
  • Trong khoảng 20 – 30 phút sau khi tiêm, tiến hành massage vùng da xung quanh vết tiêm, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng hiệu quả.
  • Lưu ý: Khi chườm nóng, chườm lạnh, không chườm ngay vào vị trí tiêm, cũng như không sử dụng các biện pháp dân gian chưa được chứng minh, cụ thể là: Đắp lát khoai tây, dùng nước vôi,… xoa, đắp, chườm lên vị trí tiêm, vì khả năng gây kích ứng khá cao.

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 18 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Trường hợp nào cần nhổ răng?

Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ và bé

Tiêm vắc xin uốn ván là cách bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Vắc xin uốn ván chỉ đảm bảo hiệu quả khi mẹ bầu tuân thủ lịch tiêm uốn ván khi mang thai, đảm bảo đủ số mũi vắc xin uốn ván.

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch, tạo kháng thể chống lại bệnh. Mẹ bầu và gia đình nên lưu lại cách xử lý cũng như các phản ứng nghiêm trọng cần được điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Trung tâm tiêm chủng KenShin là trung tâm tiêm chủng uy tín và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hiện nay trung tâm đã có vắc xin phòng uốn ván và luôn đảm bảo hỗ trợ tận tình cho từng khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *