Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

Siêu âm doppler xuyên sọ có quy trình thực hiện rất đơn giản, không gây đau đớn hay sang chấn tâm lý cho người bệnh. Phương pháp này cho ra kết quả vừa nhanh, vừa chính xác nên có tính ứng dụng cao và được nhiều bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế tin dùng.

Bạn đang đọc: Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

Ngày nay, đây là một trong những phương thức thăm dò chức năng được sử dụng rất rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết học. Để biết chi tiết hơn về kỹ thuật tân tiến này cùng những ứng dụng thực tế thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé của KenShin!

Siêu âm doppler xuyên sọ là gì?

Siêu âm doppler xuyên sọ được định nghĩa là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm có tần số dưới 2MHz tiếp xúc với da vùng đầu để đo tốc độ lưu chuyển của máu trong hệ mạch.

Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

Kỹ thuật siêu âm doppler xuyên sọ

Đây là phương thức can thiệp không xâm lấn, các chỉ số được đo đạc từ bên ngoài thông qua cửa sổ xương mỏng. Khi khởi động máy, khu vực đầu dò sẽ phát ra các sóng siêu âm. Tác nhân vật lý này có khả năng phản ứng lại với cường độ di chuyển của các tế bào máu cũng như sự biến thiên của chúng qua thời gian. Sau đó, thiết bị sẽ ghi lại các thông số chi tiết và phiên thành hình ảnh hoặc biểu đồ màu.

Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

Kỹ thuật siêu âm này không được chỉ định cho mọi trường hợp thăm khám. Chúng chỉ có ý nghĩa đối với một số bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến vận tốc di chuyển của máu trong não bộ. Cụ thể như sau:

  • Bệnh tim mạch: Những người mắc phải bệnh lý này thường có động mạch bị tổn thương nặng nề (xơ vữa, đàn hồi kém do ứ đọng cholesterol xấu) và thực trạng trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vận tốc máu ở não bộ. Do đó, nếu muốn đánh giá giai đoạn bệnh cũng như các biến chứng đi kèm thì sử dụng kỹ thuật siêu âm doppler là thực sự cần thiết.
  • Thuyên tắc mạch máu: Khi mạch máu xuất hiện huyết khối hay bọt khí, chúng sẽ làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển dịch tuần hoàn trong hệ mạch. Và kỹ thuật siêu âm tân tiến này cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý trên.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh lý phát sinh do rối loạn di truyền. Hồng cầu hình liềm có khả năng vận chuyển oxy rất hạn chế, không những vậy chúng còn có thể gây tắc nghẽn và làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Để đánh giá giai đoạn cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ thường tìm đến kỹ thuật siêu âm nói trên.
  • Tiểu đường: Người mắc bệnh đái tháo đường thường gặp nhiều vấn đề về tim mạch. Huyết áp của bệnh nhân luôn ở mức cao, vận tốc máu di chuyển trong hệ mạch cũng ở giới hạn trên và có thể gây nhồi máu não, đột quỵ bất cứ lúc nào. Do đó, để biết chính xác mức độ ảnh hưởng của tiểu đường lên chức năng tim mạch, các bác sĩ sẽ tiến hành kĩ thuật siêu âm này trong những lần thăm khám định kỳ.

Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

Kỹ thuật này thường được chỉ định ở bệnh nhân tim mạch

Vai trò của siêu âm doppler xuyên sọ trong chẩn đoán và điều trị

Vai trò của phương thức can thiệp này thể hiện rõ qua những phương diện sau:

  • Kiểm tra và nhận biết những vấn đề bất thường như phình động mạch, tắc nghẽn, xơ cứng mạch,… Từ đó, có thể đưa ra giải pháp xử lý nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
  • Kiểm tra huyết động học của não bộ để đánh giá chi tiết mức độ hẹp hoặc tắc động mạch của bệnh nhân nhằm tối ưu phác đồ điều trị.
  • Dùng để chẩn đoán và lên phác đồ can thiệp đối với những trường hợp bị co thắt mạch máu não do nhiều nguyên nhân khác nhau (rối loạn thần kinh, xuất huyết não, đột quỵ,…).
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Với những ca can thiệp xâm lấn như mổ tim, mổ động mạch,… Kỹ thuật siêu âm này sẽ được dùng để thăm dò khả năng tuần hoàn não của bệnh nhân trong suốt tiến trình phẫu thuật.
  • Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, thuyên tắc mạch,… Nếu các thông số đo đạc được trong siêu âm dần trở về trạng thái bình thường thì chứng tỏ phác đồ điều trị đang phát huy tác dụng tốt. Ngược lại, thì các chuyên gia y tế cần phải thay đổi phương pháp can thiệp để cải thiện tình hình.

Tìm hiểu thêm: Lãnh cảm nên uống thuốc gì? Tìm hiểu các loại thuốc hữu hiệu

Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?
Phương pháp thăm dò chức năng này rất có giá trị về mặt chẩn đoán

Quy trình tiến hành

Tùy vào từng đối tượng và bệnh lý khác nhau mà tiến trình siêu âm có thể kéo dài từ 30 phút cho tới 1 tiếng. Về cơ bản, quy trình tiến hành sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính yếu như sau:

Trước khi siêu âm

Trong nhiều kỹ thuật thăm khám khác, trước khi siêu âm người thực hiện cần phải tuân thủ rất nhiều yêu cầu như: Nhịn ăn hoặc nhịn uống, tháo gỡ tư trang, mặc áo choàng y tế,… Tuy nhiên với phương pháp này, đối tượng kiểm tra không cần chuẩn bị gì nhiều ngoài việc giữ cho tinh thần luôn thư thái, thoải mái và hợp tác tích cực với đội ngũ chuyên khoa. Ngoài ra, để tránh phải chờ lâu, bạn nên đặt lịch trước nếu muốn chủ động về mặt thời gian.

Trong khi siêu âm

Quá trình siêu âm doppler xuyên sọ không hề sử dụng thuốc gây mê hay gây tê nên người bệnh sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian này. Và các bước tiến hành sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm thẳng trên giường hoặc ngồi trên ghế tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Chú ý giữ yên đầu ở một trạng thái và không nói chuyện trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.
  • Bước 2: Bác sĩ thoa một hợp chất dạng gel bán lỏng lên vùng da đầu/mặt/cổ cần được kiểm tra. Các vị trí thường được thăm dò bao gồm: Sau gáy, mí mắt trên, đỉnh của xương gò má và trước tai. Đây là những khu vực mà ngay dưới da có sự khu trú của những mạch máu làm nhiệm vụ phân phối oxy và dưỡng chất lên não.
  • Bước 3: Chuyên gia y tế đặt đầu dò lên vị trí cần siêu âm. Lúc này, sóng âm sẽ được truyền trực tiếp đến não bộ để ghi lại các thông tin xoay quanh lưu lượng máu trong động mạch não. Để cho kết quả chính xác thì ở mỗi khu vực siêu âm, bác sĩ sẽ điều chỉnh đầu dò hướng thẳng đến đường đi của mạch máu cần khảo sát. Khi đó, các tín hiệu siêu âm sẽ được mã hóa thành biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa hiển thị trên màn hình máy.
  • Bước 4: Hoàn tất việc kiểm tra bằng cách lau sạch gel bôi và rời khỏi khu vực thăm khám.

Siêu âm doppler xuyên sọ được chỉ định trong trường hợp nào?

>>>>>Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch cánh tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh nhân sẽ được thoa gel và siêu âm bằng đầu dò chuyên dụng

Sau khi siêu âm

Sau khi siêu âm đầu dò bằng kỹ thuật trên, người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường, không cần phải kiêng khem bất cứ điều gì. Kết quả siêu âm cũng được trả ngay sau đó và bạn hãy trở về phòng khám ban đầu để lắng nghe đánh giá cũng như tư vấn của bác sĩ. Tất nhiên, đây chỉ là một trong số rất nhiều kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý nào đó. Vậy nên người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để có được kết luận mang tính toàn diện và chính xác hơn.

Tất cả những thông tin cơ bản nhất về siêu âm doppler xuyên sọ đã được KenShin cung cấp chi tiết trong bài viết này. Mong rằng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo nội dung được chia sẻ trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *