Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sa bàng quang là một bệnh lý có thể gây ra cảm giác đau nhức và trạng thái mệt mỏi cho người bệnh. Vậy, sa bàng quang là gì và có nguyên nhân hình thành cũng như triệu chứng bệnh như thế nào?

Bạn đang đọc: Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sa bàng quang không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh cần phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Sa bàng quang là bệnh gì?

Sa bàng quang hay bàng quang tăng sinh, là tình trạng suy yếu hoặc thương tổn hệ thống mô liên kết thành trước âm đạo. Điều này dẫn đến việc bàng quang bị phình và sa ra ngoài.

Dựa vào tình trạng bàng quang sa ra bên ngoài âm đạo, sa bàng quang được giới chuyên gia chia thành 4 mức độ. Cụ thể:

  • Độ 1: Là mức độ nhẹ nhất khi chỉ có một phần nhỏ của bàng quang sa xuống khu vực âm đạo.
  • Độ 2: Bàng quang có hiện tượng sa xuống và có thể chạm tới lỗ âm đạo.
  • Độ 3: Đây được đánh giá là một mức độ nặng, bàng quang có triệu chứng nhô ra khỏi âm đạo.
  • Độ 4: Ở mức độ này, bàng quang đã hoàn toàn sa qua lỗ âm đạo. Vấn đề này thường liên quan tới hình thức sa tạng vùng chậu khác, có thể kể đến như sa trực tràng hoặc sa tử cung.

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sa bàng quang là tình trạng bàng quang bị phình và sa ra ngoài

Bệnh nhân bị sa bàng quang ở giai đoạn khởi phát thường có triệu chứng đau nhức, chán nản, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Bệnh một khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra chứng rối loạn tình dục.

Bên cạnh đó, sa bàng quang còn gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu, làm suy giảm các chức năng hoạt động của thận hay làm nhiễm trùng tiết niệu. Không chỉ vậy, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa bàng quang

Sa bàng quang xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt mức sẽ khiến áp lực lên cơ sàn chậu tăng lên khiến hiện tượng sa bàng quang xuất hiện.
  • Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh hay mắc phải bệnh lý sa bàng quang. Có thể lý giải do tình trạng nồng độ nội tiết tố suy giảm. Từ đó, độ săn chắc và chức năng đàn hồi ở các cơ âm đạo dần mất đi, không còn khả năng nâng đỡ bàng quang.
  • Mang vác vật nặng: Có thể bạn không biết rằng khuân vác vật nặng cũng là một trong số các nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng sa bàng quang.
  • Phụ nữ mang thai, sinh con: Trong suốt quá trình mang thai, vùng cơ chậu có thể bị kéo căng khiến chức năng cố định bàng quang dần mất đi. Sinh đẻ cũng là một yếu tố nguy cơ sinh bệnh.
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, táo bón kéo dài, ho mãn tính,… có thể làm cơ và mô liên kết giữa bàng quang và âm đạo suy yếu.

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sa bàng quang xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Triệu chứng thường thấy của sa bàng quang

Triệu chứng sa bàng quang không quá điển hình. Do đó, người mắc bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.

Các dấu hiệu thường thấy khi mắc phải bệnh sa bàng quang như:

  • Khó chịu, đau nhức tại vùng chậu: Người bệnh luôn trong trạng thái như có vật gì đó sa ra bên ngoài âm đạo. Kèm theo đó là các cơn đau nhức ở vùng chậu, vùng âm đạo và bụng dưới. Những cơn đau có dấu hiệu tăng lên mỗi khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc gắng sức.
  • Rối loạn tiểu tiện: Bệnh nhân sa bàng quang thường bị khó tiểu, tiểu đau, tiểu rắt, bí tiểu hay thậm chí tiểu không tự chủ. Tình trạng bệnh lý này cần sự can thiệp sớm từ y tế. Vì rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu.
  • Đau thắt lưng: Đây là một trong các dấu hiệu điển hình của bệnh lý sa bàng quang. Mặt khác, triệu chứng này lại thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
  • Đau mỗi lần quan hệ: Một khi bàng quang sa vào ngã âm đạo sẽ khiến bệnh nhân bị khó chịu, đau nhức trong quá trình quan hệ tình dục.
  • Bướu trong âm đạo: Khi nằm trong mức độ sa bàng quang nặng, bệnh nhân sẽ có cảm thấy như đang ngồi trên một quả trứng. Do bàng quang đã hoàn toàn bị sa. Tuy nhiên, trạng thái đứng hoặc nằm nghỉ có thể giúp triệu chứng biến mất.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không?

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh nhân sa bàng quang thường bị khó tiểu, tiểu đau, tiểu rắt, bí tiểu

Các biện pháp phòng ngừa sa bàng quang

Một số biện pháp phòng ngừa căn bệnh sa bàng quang có thể kể đến như:

  • Tránh nâng vật nặng: Nếu không thật sự cần thiết, bạn không nên khuân vác vật quá nặng với sức khỏe mình. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên chú ý khuân vác đúng tư thế, sử dụng nhiều lực ở chân thay vì eo và lưng.
  • Kiểm soát tình trạng ho: Nếu bị ho nhiều, bạn nên nhanh chóng thăm khám để điều trị dứt điểm căn bệnh.
  • Kiểm soát cân nặng: Tuyệt đối không để cơ thể trong tình trạng thừa cân và béo phì. Bạn cần có kế hoạch cho chế độ ăn uống cũng như luyện tập thích hợp.
  • Tập luyện bài tập Kegel: Những bài tập Kegel có khả năng tăng cường hiệu quả sức mạnh của cơ sàn chậu, đặc biệt với phụ nữ sau quá trình sinh sản.
  • Điều trị táo bón: Điều trị táo bón có thể giúp bạn hạn chế tỷ lệ mắc phải chứng bệnh sa bàng quang khó chịu. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong các cách giúp bạn điều trị táo bón nhanh chóng và hiệu quả.

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Có nên nặn mụn khi đang có kinh không? Cơ chế hình thành mụn thời kỳ “đèn đỏ”

Điều trị táo bón có thể giúp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh sa bàng quang

Ngay khi phát hiện bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng bệnh sa bàng quang, bạn cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Điều này có thể giúp đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *