Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng bệnh lý không thể xem thường!

Trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng dòng chảy nước tiểu diễn ra bất thường. Vậy, tình trạng này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng khám phá thông qua bài viết bên dưới nhé!

Bạn đang đọc: Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng bệnh lý không thể xem thường!

Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trào ngược bàng quang niệu quản là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm cơ quan thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Thận có chức năng lọc máu, tạo ra nước tiểu. Nước tiểu sẽ theo niệu quản đi xuống bàng quang và được tích trữ tại đây. Niệu đạo là cơ quan bài xuất nước tiểu từ bộ phận bàng quang ra bên ngoài.

Trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên phía niệu quản. Thông thường, nước tiểu sẽ không trở lại niệu quản do chức năng chống trào ngược kiểu nắp túi áo. Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đến đường tiết niệu, tổn thương cho thận.

Có thể chia trào ngược bàng quang niệu quản với 5 độ dựa theo phim cản quang bàng quang thời điểm đi tiểu. Cụ thể như sau:

  • Độ 1: Trào ngược chỉ đến phần niệu quản.
  • Độ 2: Trào ngược lên tới đài thận.
  • Độ 3: Giãn nhẹ đài bể thận, niệu quản nhưng còn góc nhọn đài thận.
  • Độ 4: Giãn vừa đài bể thận, niệu quản, mất góc nhọn đài thận.
  • Độ 5: Giãn nặng đài bể thận, niệu quản và không còn hiển thị rõ hình ảnh ở đài thận.

Nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản?

Trào ngược bàng quang niệu quản có thể xuất phát từ nguyên phát hoặc thứ phát:

Nguyên phát

Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh tại đường tiết niệu như thiếu van ngăn chặn nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào phần niệu quản. Khi trẻ lớn, niệu quản bắt đầu dài và thẳng ra. Điều này có thể được cải thiện cũng như giải quyết vấn đề trào ngược nước tiểu.

Ngoài ra, còn có một số dị tật bẩm sinh khác có thể kể đến như dị dạng niệu quản, nhược cơ tam giác niệu, dị dạng bàng quang. Các loại dị tật này đều có thể gây ra chứng trào ngược bàng quang niệu quản.

Thứ phát

Bàng quang không có khả năng đào thải nước tiểu, tắc nghẽn, thương tổn ở cơ hay thần kinh điều khiển quá trình tiểu tiện. Do đó, lượng nước tiểu bị ứ đọng lại ở bàng quang gây áp lực, dẫn đến trào ngược. Nguyên do có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan như bàng quang thần kinh, viêm đường tiết niệu, tắc đường tiết niệu dưới bao gồm hẹp niệu đạo, van niệu đạo sau.

Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng bệnh lý không thể xem thường!

Trào ngược bàng quang niệu quản có thể xuất phát từ nguyên phát hay thứ phát

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trào ngược bàng quang niệu quản

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tồn tại các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh trào ngược bàng quang niệu quản. Có thể kể đến như:

  • Thói quen xấu: Nhịn tiểu và nhịn đi ngoài thường xuyên.
  • Giới tính: Xét về mặt nguyên nhân bẩm sinh, trẻ em nam ghi nhận tỷ lệ trào ngược bàng quang niệu quản nhiều hơn trẻ em nữ. Mặt khác, so sánh ở tỷ lệ mắc bệnh chung, nữ giới có phần nhỉnh hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh trào ngược bàng quang niệu đạo nhiều hơn người trong độ tuổi lớn hơn.
  • Tiền sử gia đình: Đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc trào ngược bàng quang niệu quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Triệu chứng thường thấy của trào ngược bàng quang niệu quản

Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản có một số triệu chứng như sau:

  • Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, kéo dài. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu lại rất ít.
  • Tiểu buốt và thường phải nhịn tiểu do tiểu buốt.
  • Nước tiểu có màu đục và nặng mùi, thậm chí tiểu ra máu.
  • Một số trường hợp cơ thể có thể bị mệt mỏi, sốt.
  • Đau bụng và vùng hông lưng.
  • Đối với trẻ sơ sinh, thường có triệu chứng sốt, quấy khóc, ăn kém và tiêu chảy.
  • Đối với trẻ lớn hơn thường có dấu hiệu tè dầm, táo bón và suy thận.

Tìm hiểu thêm: Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ sao cho đúng?

Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng bệnh lý không thể xem thường!
Bệnh nhân cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, kéo dài

Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Quá trình chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu quản đòi hỏi bệnh nhân thực hiện thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Siêu âm bàng quang, siêu âm thận.
  • Chụp X-quang bàng quang niệu đạo thời điểm đi tiểu.
  • Chụp X-quang niệu đạo có phóng xạ.

Ngay khi phát hiện bản thân có dấu hiệu trào ngược bàng quang niệu quản, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán một cách chính xác nhất!

Cách cải thiện chứng trào ngược bàng quang niệu quản

Hiện tại, các phương pháp dự phòng bệnh trào ngược bàng quang niệu quản vẫn chưa được đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số điều sau đây nhằm cải thiện đường tiết niệu ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ cần được uống đủ lượng nước theo lời chỉ dẫn của các bác sĩ.
  • Cho trẻ đi tiểu một cách đều đặn và lưu ý vệ sinh từ trước ra sau.
  • Thay bỉm sớm.
  • Trẻ cần được điều trị táo bón nếu có.

Phát hiện và chẩn đoán sớm trào ngược bàng quang niệu quản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đồng thời, có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.

Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng bệnh lý không thể xem thường!

>>>>>Xem thêm: Trẻ sốt xuất huyết nên uống Oresol như thế nào? Những lưu ý khi cho trẻ uống Oresol

Trẻ nhỏ cần được điều trị táo bón một cách dứt điểm

Trào ngược bàng quang niệu quản cần có phương pháp điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở đường tiết niệu cùng một vài biến chứng nguy hiểm khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *