Bàng quang thành mỏng có sao không?

Bàng quang thuộc cơ quan của hệ tiết niệu, giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy, bàng quang thành mỏng có sao không? Cùng tìm hiểu thông qua những giải đáp ở bài viết bên dưới nhé!

Bạn đang đọc: Bàng quang thành mỏng có sao không?

Khi bàng quang gặp phải vấn đề, đặc biệt là bàng quang thành mỏng, các chức năng bắt đầu suy giảm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, đảm bảo sức khỏe bàng quang là vấn đề đáng được quan tâm.

Vị trí, cấu tạo và chức năng của bàng quang

Vị trí bàng quang

Bàng quang nằm ngay bên dưới phúc mạc và sau khớp mu. Khi không chứa nước tiểu, bàng quang nằm ở phần trước của vùng chậu, phía sau nó là trực tràng cùng các cơ quan sinh dục. Khi ở trạng thái căng đầy nước tiểu, bàng quang có dạng hình cầu, vượt lên phía trên khớp mu, nằm trong ổ bụng.

Bàng quang có hình dạng tứ diện tam giác và có bốn mặt như sau:

  • Mặt trên: Được phúc mạc bao phủ, mặt trên lõm nếu không chứa nước tiểu.
  • Hai mặt dưới bên: Nằm ở phía trên hoành chậu.
  • Mặt sau dưới: Đây là mặt đáy của bàng quang, có dạng hình phẳng, đôi lúc sẽ lồi ra.

Bàng quang của trẻ em phần lớn nằm trong phần ổ bụng. Chúng có hình dạng giống với quả lê và có cuống là ống niệu rốn. Một khi trẻ lớn lên, bàng quang dần xuống vùng chậu. Khi đó, ống niệu rốn thu nhỏ và dần bít hẳn lại.

Bàng quang thành mỏng có sao không?

Bàng quang có hình dạng tứ diện tam giác và có bốn mặt

Cấu tạo của bàng quang

Bàng quang có cấu tạo từ 4 lớp và có thứ tự sắp xếp từ trong ra ngoài cụ thể như sau:

  • Lớp niêm mạc.
  • Lớp dưới niêm mạc hay còn gọi là lớp hạ niêm mạc: Cấu tạo của chúng khá lỏng lẻo dẫn đến lớp dưới niêm mạc và lớp cơ trượt lên nhau.
  • Lớp cơ: Cấu tạo với ba lớp từ trong ra ngoài là cơ vòng, cơ chéo, cơ dọc.
  • Lớp thanh mạc.

Lớp niêm mạc che phủ lòng bàng quang. Trong khi đó, niệu quản kết nối giữa bể thận và bàng quang. Hai lỗ niệu quản cùng phần cổ tạo nên hình tam giác hay còn được gọi là tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo được xác định là đường gờ cao liên kết với hai lỗ niệu quản. Chúng mở ra ngoài tất cả nhờ vào bộ phận niệu đạo.

Đối với người trưởng thành, sức chứa của bàng quang thông thường ở mức 300 – 500ml nước tiểu. Trong trường hợp mắc phải bệnh lý, dung tích bàng quang có thể thay đổi, từ giảm vài chục ml đến tăng lên hàng lít.

Chức năng của bàng quang

Bàng quang đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng. Đây là nơi chứa nước tiểu do bộ phận thận bài tiết. Không những vậy, bàng quang còn thông với niệu đạo để thực hiện chức năng bài tiết nước tiểu ra bên ngoài cơ thể.

Ba lớp cơ ở bàng quang có chức năng đẩy lượng nước tiểu ra ngoài theo đợt. Cụ thể:

  • Lớp cơ trơn: Chúng nằm dưới sự kiểm soát của thần kinh phó giao cảm từ tủy. Lớp cơ trơn làm nhiệm vụ chính đào thải nước tiểu ra bên ngoài.
  • Cơ vòng trong cổ bàng quang, lỗ niệu đạo: Cơ này chịu sự điều khiển của thần kinh giao cảm và có nghĩa vụ kiểm soát tiến trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng hoạt động nhằm ngăn chặn tinh dịch trào ngược do xuất tinh ngược.
  • Cơ vân: Có nhiệm vụ kiểm soát quá trình đi tiểu theo ý muốn của chủ nhân.

Quá trình tiểu tiện của bàng quang nằm dưới sự kiểm soát và chi phối của cơ chế thần kinh phức tạp từ hệ phó giao cảm ở tủy cùng, sợi giao cảm nằm ở tủy ngực, một phần thân não và tủy sống.

Khi bàng quang ở trạng thái tích trữ đủ lượng nước tiểu, dây thần kinh bắt đầu phát tín hiệu đến não bộ thông qua các sợi dây liên lạc của tủy sống. Một khi tín hiệu được truyền dẫn tới, ngay lập tức, não phát tín hiệu phản hồi đến cơ quan bàng quang. Từ đó, thành bàng quang tiến hành co lại. Cơ thắt và van ngay cạnh niệu đạo cũng thả lỏng, mở dần cho nước tiểu chảy xuống và đào thải khỏi cơ thể.

Bàng quang thành mỏng có sao không?

Thông thường, kích thước thành bàng quang rơi vào khoảng 3mm trong trường hợp có nước tiểu ở bàng quang. Bàng quang thành mỏng khi có con số nhỏ hơn trung bình.

Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện nóng trong người cảnh báo nguy cơ bệnh tật

Bàng quang thành mỏng có sao không?
Bàng quang thành mỏng không phải hiếm gặp

Thành bàng quang mỏng là dấu hiệu thể hiện tình trạng bất thường của bàng quang. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động thông thường của cơ quan bàng quang. Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cơ thể cần được quan tâm.

Người có bàng quang thành mỏng sẽ dễ bị thương tổn hơn so với người sở hữu thành bàng quang bình thường. Các nguyên nhân có thể khiến thành bàng quang mỏng có thể kể đến như:

  • Các bệnh lý ở bàng quang;
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học.

Bàng quang thành mỏng là một trong các yếu tố gây nguy cơ vỡ bàng quang. Do đó, bất kỳ các dấu hiệu bất thường về bàng quang đều cần được quan sát cụ thể.

Cách chăm sóc sức khỏe bàng quang hàng ngày

Việc chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày là rất quan trọng. Một số cách và điểm đáng quan tâm khi chăm sóc sức khỏe bàng quang bao gồm:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày. Hành động này giúp làm sạch vi khuẩn ở đường tiết niệu và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan bên trong cơ thể. Mặt khác, uống quá ít hoặc quá nhiều cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của bàng quang.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Không tạo thói quen xấu nhịn tiểu gây ảnh hưởng trực tiếp đến bàng quang. Điều này làm các cơ của bàng quang dần yếu đi nhanh chóng.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh hay béo phì. Chúng có thể tạo áp lực lớn lên bàng quang.
  • Không hút thuốc lá nhằm ngăn ngừa căn bệnh ung thư bàng quang.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chứa nhiều axit.

Bàng quang thành mỏng có sao không?

>>>>>Xem thêm: Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn

Hạn chế đồ ăn cay nóng nhằm chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày

Bàng quang thành mỏng là biểu hiện tình trạng sức khỏe không tốt. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *