Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc là tên gọi để chỉ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi. Vậy đau mắt đỏ và viêm kết mạc có phải là bệnh giống nhau?

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?

Kết mạc là lớp màng mỏng trong suốt bao phủ lên nhãn cầu và bên trong mí mắt. Kết mạc chứa hệ thống mạch máu nhỏ phức tạp, với vai trò bảo vệ mắt khỏi những tác động từ bên ngoài như vi khuẩn, khói, bụi, các chất gây dị ứng, nắng và gió.

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?

Nhiều người cho rằng đau mắt đỏ và viêm kết mạc là 2 căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, đây là 2 tên gọi cho một bệnh lý. Nói cách khác, viêm kết mạc và đau mắt đỏ là giống nhau.

Viêm kết mạc xảy ra khi các mạch máu tại đây bị viêm sung huyết gây ra hiện tượng mắt bị sưng, nhãn cầu có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Chính vì thế, viêm kết mạc còn được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng mắt bị sưng, đỏ, đổ ghèn do viêm

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc mắt thường do vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng và một số nguyên nhân khác gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi thời điểm trong năm. Trong đó, trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc nhất. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể diễn ra quanh năm và rất dễ bùng phát thành dịch (đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus) vào thời điểm chuyển từ mùa hè sang mùa thu.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ và viêm kết mạc

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) được chia làm nhiều loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh đau mắt đỏ sẽ có tính chất bệnh khác nhau.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do virus, vi khuẩn

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau mắt đỏ hàng đầu hiện nay. Đau mắt đỏ và viêm kết mạc do các virus thường gặp như Herpes, Adenovirrus, Herpes, Enterovirus. Ngoài ra, đau mắt đỏ còn có thể do một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumonia và Haemophilus influenzae.

Tình trạng này thường xảy ra cùng lúc khi người bệnh mắc cảm lạnh, cúm hoặc các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp. Đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus thường biểu hiện thông qua các dấu hiệu như:

  • Xung huyết kết mạc (mắt bị đỏ);
  • Tăng chảy dịch ở mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Mắt có nhiều ghèn xanh, trắng, nhất là sau khi thức dậy;
  • Có thể kèm theo triệu chứng sốt, viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp…
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện giả mạc. Đây là lớp màng trắng bao phủ trên kết mạc khiến thuốc khó hấp thu, đồng thời có thể gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi, thậm chí gây tổn thương giác mạc.
  • Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể biến chứng viêm loét giác mạc ảnh hưởng tới thị lực.

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc do vi khuẩn, virus rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh. Do đó, xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để ngăn ngừa đau mắt đỏ lây lan ra xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Bao cao su Okamoto tốt không? Các loại bao cao su Okamoto dùng thích nhất?

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?
Dùng chung khăn mặt làm tăng nguy cơ nhiễm đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do dị ứng

Người bị đau mắt đỏ dị ứng không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng điển hình như ngứa dữ dội, đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt,… Đặc biệt, đau mắt đỏ dị ứng thường kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng,…

Nguyên nhân là do cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa làm cho cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể kích hoạt tế bào màng nhầy của mắt và đường thở giải phóng chất gây viêm histamin.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh virus, vi khuẩn và do dị ứng, đau mắt đỏ và viêm kết mạc còn có thể xảy ra do những tác động từ bên ngoài sau đây:

  • Do hóa chất từ mỹ phẩm, nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Do dị vật, bụi bẩn bay vào mắt.
  • Do sử dụng và vệ sinh kính áp tròng không đúng cách.

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường lành tính và có thể chữa khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến nặng gây tổn thương giác mạc, giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Bị đau mắt đỏ và viêm kết mạc điều trị bằng cách nào?

Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý ở mắt khác như viêm loét giác mạc, lẹo mắt, viêm nội nhãn… Chính vì thế, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Một số các điều trị phổ biến bao gồm:

  • Với đau mắt đỏ do virus, bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị
  • Sử dụng thuốc sinh dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc mỡ dùng tại chỗ. Một số trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc uống dạng viên. Phác đồ này thường được áp dụng với người bị đau mắt đỏ do vi khuẩn.
  • Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin hay thuốc chống viêm steroid. Bên cạnh đó, có thể áp dụng chườm đá lạnh để kiểm soát triệu chứng.

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc giống hay khác nhau?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật chọc dịch màng phổi

Sử dụng thuốc nhỏ mắt là cách chữa đau mắt đỏ phổ biến nhất

Ngoài ra, để tránh lây lan và làm tình trạng đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn, người bệnh nên hạn chế dụi mắt, rửa sạch tay trước khi nhỏ thuốc, không sử dụng chung khăn mặt với người khác, tránh bụi vào mắt, hạn chế dùng mỹ phẩm trong thời gian điều trị.

Tóm lại đau mắt đỏ và viêm kết mạc là bệnh lý phổ biến ở mắt. Dù không nguy hiểm nhưng bệnh có thể biến chứng nhanh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này để biết cách nhận biết và tránh lây lan cho người khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *