Trẻ bị sang chấn tâm lý là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể được xử lý và trị liệu thành công. Trong bài viết này, KenShin sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý? Mời bạn đọc tham khảo!
Bạn đang đọc: Cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý? Lời khuyên của chuyên gia dành cho cha mẹ
Khi trẻ bị sang chấn tâm lý, điều quan trọng đầu tiên là cha mẹ phải nhận biết được tình trạng này. Sang chấn tâm lý ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm xung đột gia đình, áp lực học tập hoặc sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống của trẻ. Vậy cần phải làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý? Cùng KenShin tìm hiểu các biện pháp giúp phục hồi tâm lý cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả.
Contents
Sang chấn tâm lý ở trẻ là thế nào?
Trước khi đi tìm biện pháp làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý chúng ta cùng tìm hiểu trẻ bị sang chấn tâm lý là tình trạng như thế nào.
Sang chấn tâm lý ở trẻ là một trạng thái tinh thần và cảm xúc không ổn định hoặc bị ảnh hưởng đáng kể từ các tác động tâm lý gây ra bởi một sự kiện hay tình huống cụ thể. Trạng thái này thường bao gồm một loạt các triệu chứng tâm lý và hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, quan hệ xã hội, sức khỏe tổng thể của trẻ.
Các triệu chứng thường gặp của sang chấn tâm lý ở trẻ có thể bao gồm:
- Thay đổi tâm trạng: Trẻ có thể trải qua thay đổi đột ngột trong tâm trạng như cảm giác buồn, lo âu, tức giận, tinh thần nóng nảy.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, gặp nhiều ác mộng.
- Thay đổi trong hành vi: Trẻ trở nên tách biệt, kín đáo hay ngược lại, trở nên quấy rối và thách thức hơn trước.
- Thay đổi trong học tập: Sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, dẫn đến hiệu suất học tập kém, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
- Lo âu và lo lắng: Trẻ có thể trải qua sự lo âu, lo lắng, không an tâm về tương lai.
- Tự ti và cảm giác tự hại: Khi trẻ bị sang chấn tâm lý trẻ sẽ thấy tự ti và có suy nghĩ về tự tử hoặc tự hại bản thân.
- Cảm giác cô đơn và tách biệt: Trẻ có thể cảm thấy cô đơn và không được hỗ trợ, dẫn đến sự tách biệt với người khác.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị sang trấn tâm lý
Để biết cách làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý thì cha mẹ cần biết được những nguyên nhân khiến con mình gặp phải tình trạng này. Sang chấn tâm lý ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị sang chấn tâm lý:
- Xung đột gia đình: Xung đột, hòa giải không hiệu quả hoặc sự phân ly gia đình tạo ra môi trường căng thẳng và gây ra stress cho trẻ. Trẻ sẽ có cảm nhận rằng mình đang ở giữa các cuộc xung đột, điều này làm cho trẻ cảm thấy lo lắng và đau đớn.
- Sự chấn thương hoặc tai nạn: Khi trải qua tai nạn hoặc chấn thương về thể chất có thể gây ra sang chấn tâm lý sau tai nạn cho trẻ. Các sự kiện như tai nạn giao thông, rơi từ độ cao, thảm họa dễ để lại dấu ấn trong tâm trí của trẻ.
- Áp lực học tập và xã hội: Áp lực từ trường học, bạn bè, các hoạt động ngoại khóa cũng có thể gây ra stress và sang chấn tâm lý. Áp lực để đạt kết quả cao, cạnh tranh và thể hiện bản thân đặt nhiều áp lực lên trẻ.
- Bị bắt nạt: Trẻ bị bắt nạt trong trường học hoặc trên mạng cũng dễ trải qua sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Bị bắt nạt có thể gây ra cảm giác cô đơn, tự ti, tạo ra các vết thương tinh thần.
- Sự thay đổi trong cuộc sống: Sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống của trẻ như cha mẹ ly hôn, việc mất đi người thân yêu, chuyển đổi trường học gây ra sự bất ổn và khiến trẻ sang chấn tâm lý.
- Bạo lực gia đình, bạo lực tình dục: Trẻ có thể trải qua sang chấn tâm lý do các vấn đề trước đó, chẳng hạn như bạo lực tình dục hay bạo lực gia đình, thường xuyên bị đánh đập.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần: Một số trẻ có sự tổn thương tâm thần hoặc các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tự kỷ có thể dễ dàng trải qua sang chấn tâm lý hơn so với trẻ bình thường.
Cần lưu ý rằng mỗi trẻ có khả năng phản ứng khác nhau đối với các tình huống và nguyên nhân gây sang chấn tâm lý. Việc hiểu rõ nguyên nhân cụ thể giúp chúng ta đưa ra các phương pháp hỗ trợ làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý tốt nhất cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Những ai không nên ăn rau cải cúc?
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý?
Điều đầu tiên là phụ huynh không nên xem nhẹ khi con trải qua các biểu hiện sang chấn tâm lý. Thay vào đó, cha mẹ cần tìm hiểu các biện pháp cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý, cách thể hiện quan tâm, thể hiện tình yêu thương, không nên tỏ ra quá tò mò hay dò xét con.
- Cha mẹ có thể thiết lập một môi trường thoải mái để trò chuyện, khuyến khích trẻ chia sẻ những điều trẻ đang trải qua. Đặc biệt, quá trình lắng nghe trẻ và sẵn sàng hỗ trợ con giải quyết các vấn đề về tâm lý và hành vi là quan trọng.
- Những trẻ mắc sang chấn tâm lý, trầm cảm thường có xu hướng rút lui khỏi các hoạt động yêu thích và tương tác xã hội, tuy nhiên sự cô đơn này chỉ khiến tình trạng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, cha mẹ cần thông minh trong việc giúp con tái kết nối với xã hội, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch.
- Việc đảm bảo sức khỏe thể chất cũng nên được ưu tiên hàng đầu. Bởi sức khỏe thể chất và tâm lý thường có mối liên hệ mật thiết. Trạng thái sang chấn tâm lý có thể trở nên trầm trọng hơn nếu trẻ không thực hiện hoạt động vận động, không ngủ đủ giấc và không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- Ở thời đại hiện nay, trẻ và thanh thiếu niên thường phát triển những thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm có nhiều calo, thức khuya, dành thời gian dài trước màn hình điện thoại di động hoặc máy tính. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý? Thì cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách thiết lập một thói quen sống tích cực, kích thích hoạt động vận động, tạo ra nhiều kỳ nghỉ.
- Cha mẹ cũng cần biết khi nào nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Nếu đã áp dụng các biện pháp nhưng tình trạng bệnh của trẻ không được cải thiện, cha mẹ có thể tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn từ các chuyên gia tâm lý học hoặc tâm thần học.
- Ở mọi độ tuổi, cha mẹ cần luôn tạo cơ hội để trò chuyện, học hỏi và luôn tuân thủ cách gắn kết với con. Hãy lắng nghe trẻ khi chia sẻ mọi thách thức và niềm vui trong cuộc sống. Sau khi lắng nghe, cha mẹ nên tránh những nhận xét tiêu cực về quan điểm hoặc vấn đề mà trẻ chia sẻ. Điều này giúp tránh làm cho trẻ cảm thấy không đáng giá và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hành vi của con sau này.
- Cha mẹ cần xây dựng các thói quen tích cực cho trẻ, cùng con sắp xếp các hoạt động hàng ngày theo cách hợp lý, luôn đảm bảo rằng trẻ có giấc ngủ đủ, ăn uống cân đối, tham gia vào hoạt động thể chất, thực hiện những việc mà trẻ thích. Hãy tạo ra môi trường thúc đẩy thói quen tích cực này.
- Cha mẹ cũng cần tránh để trẻ rơi vào tình trạng tâm lý tiêu cực. Thay vì mắng chửi, xúc phạm khi trẻ mắc lỗi hoặc đạt kết quả học tập kém hơn bạn bè, hãy tìm cách thảo luận và giải thích để giúp trẻ hiểu rõ hơn. Đối với những suy nghĩ sai lạc của trẻ, cha mẹ cần tiếp cận với sự nhẹ nhàng và giải thích, không nên làm trẻ cảm thấy xấu hổ.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của siêu âm doppler mô cơ tim có thể bạn chưa biết
Như vậy KenShin vừa chia sẻ tới bạn đọc thắc mắc làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý? Việc chăm sóc, bảo vệ và giúp trẻ phát triển một cuộc hành trình dài hơi, do đó cha mẹ cần đóng vai trò là người đồng hành đồng cảm, giúp trẻ phát triển tối ưu cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, hãy sớm cho trẻ đi thăm khám để tìm cách xử lý kịp thời.