Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Trong số những cách chữa sùi mào gà bằng phương pháp dân gian có sử dụng lá tía tô để chữa bệnh. Tuy nhiên hiệu quả của việc chữa sùi mào gà bằng lá tía tô vẫn còn là một ẩn số. Hãy cùng KenShin làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô là phương pháp chữa bệnh dân gian mà nhiều người áp dụng. Vậy cách chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có thực sự mang lại hiệu quả cho người bệnh và đâu là giải pháp an toàn tốt nhất? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là một trong số những căn bệnh xã hội thường hay gặp. Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là virus HPV (Human Papilloma Virus), đây là loại virus gây ra các tổn thương ở niêm mạc da.

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Sùi mào gà là một trong số những căn bệnh xã hội phổ biến

Virus HPV có tới hơn 100 chủng virus khác nhau, hầu hết đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có khoảng hơn 40 chủng virus HPV có thể gây ra bệnh ở bộ phận sinh dục hoặc khu vực hậu môn. Đặc biệt là có hai chủng virus chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn và ung thư vòm họng. Chính vì vậy, nếu mắc phải bệnh sùi mào gà tốt nhất là nên thăm khám và điều trị sớm.

Virus HPV một khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ tồn tại suốt đời, nếu bạn có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém thì rất có khả năng sẽ tái phát.

Theo các nghiên cứu, virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua nhiều con đường khác nhau, phổ biến nhất là qua đường quan hệ tình dục.

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Việc chữa sùi mào gà bằng lá tía tô đã có nhiều người sử dụng bằng cách lấy lá tía tô giã nát hoặc ép lấy nước rồi đắp hoặc bôi trực tiếp lên các nốt mụn cóc để chữa bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiệu quả như mong muốn.

Lá tía tô có tính ấm và cay, có công dụng trong việc làm chậm sự phát triển của các nốt mụn cóc hay sùi mào gà, ngoài ra cũng giúp giảm viêm nhiễm. Chính vì vậy nên có nhiều cho rằng lá tía tô có thể chữa được khỏi bệnh sùi mào gà hoàn toàn.

Tuy vậy, cho dù lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc lá tía tô có thể điều trị bệnh sùi mào gà. Thậm chí trên thế giới hiện nay vẫn chưa tìm ra được loại thuốc điều trị triệt để được virus HPV hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Nang ruột đôi là bệnh gì? Có gây nguy hiểm hay không?

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Do đó, việc sử dụng lá tía tô hay các bài thuốc dân gian khác đều là những biện pháp truyền miệng và hiệu quả chưa thực sự được chứng minh. Ngoài ra, việc tự ý sử dụng lá tía tô không đúng cách không những không giúp chữa bệnh mà còn có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy nên tốt nhất là người bệnh không nên tự ý chữa sùi mào gà bằng lá tía tô nếu không được sự đồng ý của các chuyên gia y tế.

Cách thực hiện chữa sùi mào gà bằng lá tía tô

Tuy lá tía tô mặc dù không thể chữa khỏi được bệnh nhưng cũng có công dụng làm giảm triệu chứng của bệnh. Vì phương pháp sử dụng lá tía tô để trị mụn cóc khá đơn giản nên có thể thực hiện được tại nhà. Dưới đây là một cách sử dụng lá tía tô để làm giảm mụn cóc sinh dục.

Bài thuốc chữa sùi mào gà bằng lá tía tô như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn khoảng 100 gam lá tía tô, rửa sạch rồi để ráo nước. Nếu cẩn thận hơn thì có thể rửa lá tía tô với nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Bước 2: Giã nát lá tía tô hoặc mang đi ép ra nước.
  • Bước 3: Phần lá tía tô đã giã nát sẽ được dùng để đắp lên những vùng có xuất hiện các nốt sùi mào gà. Sau đó dùng băng gạc hoặc mảnh vải sạch để cố định phần bã thuốc vừa đắp.
  • Bước 4: Đợi khi bã thuốc lá tía tô đã khô rồi thì tháo ra và rửa sạch lại bằng nước ấm. Sử dụng bài thuốc này hàng ngày đều đặn để sớm nhận thấy sự hiệu quả.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì các phương pháp điều trị tại nhà này chỉ có tác dụng tạm thời ở những trường hợp bệnh vẫn còn nhẹ, làm giảm tình trạng mụn cóc chứ không thể loại bỏ được virus HPV gây bệnh. Khi bệnh sùi mào gà tiến triển nặng thì tốt nhất phải cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô nói riêng và các các mẹo dân gian nói chung giúp làm giảm nhanh các nốt sùi mọc trên da. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tác động đến các vi khuẩn gây bệnh bên trong có thể nên chúng vẫn có khả năng phát triển và gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này để chà xát vào vùng da bị tổn thương sẽ khiến khiến vết thương bị lở loét, viêm nhiễm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị sùi mào gà bằng mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ, không thể tác động vào nguyên căn gây bệnh để điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, đây là những phương pháp chữa bệnh chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả mang lại nên không được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích áp dụng tại nhà.

Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể và cách ngăn ngừa

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà

Trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà, ngoài việc có được phương pháp điều trị hiệu quả, thì bệnh nhân cũng chú ý một số thói quen sinh hoạt để tránh khiến bệnh trở nặng thêm như sau:

  • Tuân thủ mọi chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị;
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nhất là bộ phận có xuất hiện mụn cóc;
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để không lây nhiễm bệnh;
  • Cần kiêng quan hệ trong khoảng thời gian điều trị;
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh;
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bài viết trên chia sẻ đến bạn những thông tin về phương pháp chữa sùi mào gà bằng lá tía tô. Tuy nhiên, theo y học hiện đại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh về tác dụng chữa sùi mào gà của lá tía tô. Để đảm bảo việc điều trị bệnh hiệu quả, không tái phát, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra những hướng điều trị thích hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *