Dị tật gai đôi cột sống L5 là gì? Phát hiện và điều trị như thế nào?

Gai đôi cột sống L5 là một dị tật bẩm sinh ở vùng cột sống. Đây là một dạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, gặp với tỉ lệ từ 1 đến 2 trẻ trên 1000 trẻ được sinh ra. Gai đôi thường hay gặp ở đoạn cột sống thắt lưng, đặc biệt là 2 đốt sống vị trí L5 và S1.

Bạn đang đọc: Dị tật gai đôi cột sống L5 là gì? Phát hiện và điều trị như thế nào?

Trong quá trình thai nhi phát triển về cấu trúc, ống thần kinh đảm nhận vai trò hình thành não và cột sống của cơ thể sau này. Ống thần kinh bắt đầu hình thành vào giai đoạn đầu của bào thai và đóng lại dần dần vào khoảng tuần thứ 4 thai kỳ. Cùng tìm hiểu về gai đôi cột sống L5 qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin tổng quan về bệnh gai đôi cột sống L5

Gai đôi cột sống L5 hay còn gọi là nứt đốt sống, là dị tật bẩm sinh do quá trình phát triển bất thường của ống thần kinh trong giai đoạn bào thai. Do một nguyên nhân nào đó, ống thần kinh của bào thai không khép lại hoàn toàn, khiến cho phần tủy sống không được bảo vệ và che chắn đúng cách.

Sở dĩ vùng thắt lưng (L5) có nguy cơ bị gai cột sống cao hơn so với các vùng xương khác là vì đây là nơi đốt cột sống khép lại chậm so với những phần đốt sống khác phía trên. Có 3 loại bệnh gai cột sống chủ yếu là gai cột sống thể ẩn, thể có nang và thoát vị màng não.

Hiện nay, các nghiên cứu y học vẫn chưa chắc chắn rõ về nguyên nhân của bệnh gai đôi cột sống L5. Tuy nhiên, có một số yếu tố tác động làm tăng tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh này ở thai nhi, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ thiếu hụt acid folic trước và trong giai đoạn đầu mang thai.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình từng có người bị gai đôi cột sống L5.
  • Thuốc: Trong quá trình mang thai, thai phụ có sử dụng một số loại thuốc tác động đến bào thai. Ví dụ như việc acid valproic để ngăn ngừa co giật khi mang thai, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống L5 ở thai nhi.

Dị tật gai đôi cột sống L5 là gì? Phát hiện và điều trị như thế nào?

Thiếu hụt acid folic là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Gai đôi cột sống L5 để lại biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gai đôi cột sống L5 nếu không được phòng ngừa, phát hiện và chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng sức khỏe, cho sự phát triển thể chất sau này, cụ thể là:

  • Gai đôi cột sống L5 làm khởi phát các cơn đau, với tần suất thường xuyên và có thể đau dữ dội, lan ra phía vùng lưng và xương cùng.
  • Khi bệnh ở mức độ nhẹ, gai cột sống thắt lưng có thể làm biến dạng hoặc mất đi hình dạng đường cong sinh lý một phần.
  • Việc chèn ép các dây thần kinh tại vùng đốt sống L5 có thể dẫn đến các bệnh về thần kinh như đau dây thần kinh hông to, thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Các rối loạn cấu trúc này ảnh hưởng đến chức năng vận động và thần kinh của cột sống, làm người bệnh chậm phát triển sức khỏe thể chất và chức năng trí não.
  • Gây suy yếu các cơ và xương, khiến bệnh nhân có thể không gấp được bàn chân và mất đi phản xạ phần gân gót.

Chẩn đoán gai đôi cột sống L5 trong thai kỳ

Chính vì sự nguy hiểm của các biến chứng bệnh gai đôi cột sống L5 gây ra, việc phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong thời kỳ mang thai của người mẹ là rất quan trọng. Dưới đây là 2 xét nghiệm giúp chẩn đoán gai đôi cột sống trong thai kỳ:

  • Xét nghiệm AFP: AFP là viết tắt của alpha-fetoprotein – một loại protein do thai nhi tạo ra và truyền sang dòng máu của người mẹ. Khi đo nồng độ AFP trong máu của mẹ phát hiện chỉ số cao bất thường, đây là dấu chỉ gợi ý tình trạng gai đôi cột sống L5 ở bào thai. Xét nghiệm AFP là công cụ đặc hiệu, giúp đánh giá và chẩn đoán các dị tật của ống thần kinh lúc người mẹ mang thai.
  • Siêu âm thai nhi định kỳ: Việc này giúp các bác sĩ Nhi đánh giá sự phát triển của bào thai, kịp thời phát hiện và xử trí các bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ.

Tìm hiểu thêm: Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị

Dị tật gai đôi cột sống L5 là gì? Phát hiện và điều trị như thế nào?
Siêu âm thai định kỳ giúp phát hiện dị tật gai đôi cột sống L5

Chữa gai đôi cột sống như thế nào?

Phẫu thuật điều trị gai đôi cột sống L5, được cân nhắc đối với các trường hợp ở trẻ sinh ra có khối thoát vị chứa dịch não tuỷ, tuỷ sống và các dây thần kinh, thời điểm phẫu thuật có thể trước hoặc sau sinh.

Phẫu thuật trước khi sinh

Thường thực hiện vào tuần thứ 26 thai kỳ của người mẹ. Trẻ được phẫu thuật phục hồi khiếm khuyết trước khi sinh, giúp giảm nguy cơ bệnh não úng thuỷ, giảm ảnh hưởng hệ thần kinh, phòng sinh non hoặc các biến chứng thần kinh khác.

Sinh mổ: Một số trường hợp thai nhi mắc bệnh gai đôi cột sống L5 có xu hướng ở tư thế ngồi chân hoặc ngôi mông khi chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sinh mổ để giảm nguy cơ biến chứng thần kinh ở thai nhi và hạn chế tối đa tổn thương lên tủy sống.

Phẫu thuật sau sinh

Mục tiêu của phẫu thuật là chỉnh sửa, khắc phục các khiếm khuyết cột sống và giảm nguy cơ nhiễm trùng thần kinh cho bé. Ngay cả sau khi được phẫu thuật, vẫn có một tỉ lệ nhỏ các ca bệnh còn tồn tại các triệu chứng khuyết tật thần kinh. Tuỳ theo kết quả phẫu thuật mà các bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định bổ sung, nhằm cải thiện chất lượng sống cho trẻ.

Dị tật gai đôi cột sống L5 là gì? Phát hiện và điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bạn mới xỏ khuyên có được tắm không?

Phẫu thuật giúp điều chỉnh lại khiếm khuyết gai đôi cột sống L5 cho trẻ

Gai đôi cột sống L5 là một dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh, hoàn toàn có thể phát hiện được qua siêu âm thai. Mẹ bầu cần có kế hoạch mang thai và tái khám thai định kỳ đúng hẹn, nhằm phát hiện các bất thường và chuẩn bị cho sự phát triển tốt nhất của bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *