Viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Bệnh viêm tụy không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà cả sức khỏe tổng thể cũng có thể bị tác động. Vậy bệnh viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm tụy qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Viêm tụy là một trong những bệnh lý rất thường gặp hiện nay. Triệu chứng của bệnh viêm tụy có thể khác biệt đối với mỗi dạng cấp tính hay mạn tính. Vậy bệnh viêm tụy có chữa được không?

Viêm tụy là gì?

Tụy là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhiệm hai nhiệm vụ chính. Trước hết, tụy sản xuất hai loại hormone là insulin và glucagon giúp điều hòa nồng độ đường huyết trong cơ thể. Thứ hai, tụy tham gia vào việc điều tiết hoạt động của các enzyme giúp tiêu hóa protein và tinh bột. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến tụy đều có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa. Trong đó, viêm tụy là tình trạng phổ biến nhất.

Viêm tụy thường được chia thành hai dạng chính là:

  • Viêm tụy cấp: Đây là tình trạng tụy bị viêm và sưng to đột ngột, thường xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển đến suy tụy, nhiễm trùng máu, hoại tử tụy và có thể gây tử vong. Nguyên nhân chính của viêm tụy cấp thường là do sỏi mật, lạm dụng rượu và bia và tăng mỡ máu.
  • Viêm tụy mãn tính: Đây là tình trạng tụy bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Bệnh thường xảy ra khi viêm tụy cấp tái phát nhiều lần do lạm dụng rượu và bia. Tình trạng viêm tụy mãn tính thường đi kèm với các biến chứng như tiểu đường, rối loạn chức năng ngoại tiết và có nguy cơ phát triển thành ung thư tụy.

Viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Bệnh viêm tụy được chia thành viêm tụy cấp và viêm tụy mãn tính

Triệu chứng nhận biết viêm tụy

Theo các chuyên gia sức khỏe, người mắc viêm tụy cấp có thể xuất hiện một loạt triệu chứng bất thường sau:

  • Đau bụng: Đau bắt đầu ở vùng thượng vị và có thể lan đến vùng lưng. Đặc biệt, cảm giác đau có thể trở nặng sau khi ăn, đặc biệt là khi khẩu phần bữa ăn chứa nhiều thức ăn giàu chất béo.
  • Chướng bụng: Bụng sưng và có cảm giác chướng.
  • Buồn nôn: Người bệnh có thể trải qua cảm giác buồn nôn và thậm chí nôn mửa.
  • Sốt: Cơ thể có thể xuất hiện triệu chứng tăng nhiệt độ, dẫn đến tình trạng sốt.
  • Nhịp tim nhanh: Nhịp tim tăng nhanh ở người bệnh cũng có thể là triệu chứng của viêm tụy.

Triệu chứng viêm tụy mãn cũng tương tự như trên. Ngoài ra, người mắc viêm tụy mãn có thể sụt cân và suy dinh dưỡng, do tuyến tụy bị viêm gây suy giảm khả năng điều tiết enzyme quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà có gây ung thư không?

Viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không?
Đau bụng là triệu chứng phổ biến gây nên viêm tụy

Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy

Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:

  • Thói quen xấu: Các thói quen như lạm dụng bia rượu và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy.
  • Tình trạng sức khỏe: Các vấn đề về sức khỏe như sỏi mật, xơ nang tụy, tăng canxi trong máu, cường cận giáp, tăng mức triglyceride, nhiễm trùng, chấn thương bụng và sự xuất hiện của khối u trong tụy đều có thể tác động gây bệnh viêm tụy.
  • Yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm tụy có thể là biến chứng sau phẫu thuật ổ bụng, quá trình nội soi ngược dòng trong bệnh sỏi mật, tác dụng phụ của các loại thuốc và yếu tố di truyền trong bệnh sử gia đình.

Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Bệnh viêm tụy có chữa được không? Dù bị viêm tụy cấp hay viêm tụy mạn tính, việc theo dõi và điều là cần thiết nhằm ngăn ngừa biến chứng có hại cho sức khỏe. Nếu bệnh được điều trị nhanh chóng và kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể hồi phục và ngăn ngừa biến chứng.

Thông thường, quá trình điều trị viêm tụy thường được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn kiểm soát

Bệnh viêm tụy có chữa được không? Trước hết, việc cần ưu tiên là kiểm soát tình trạng bệnh và các triệu chứng gây viêm tụy. Bởi viêm tụy và biến chứng có thể tiến triển nhanh chóng, vì vậy giai đoạn đầu của điều trị đảm bảo rằng các hoạt động tiêu hóa trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua ống truyền tĩnh mạch cho người bệnh để giảm tải chức năng của tụy trong quá trình tiêu hóa thực phẩm.
Thời gian điều trị kiểm soát bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào tình trạng và phản ứng điều trị của bệnh nhân. Khi tình trạng đã kiểm soát tốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân bắt đầu ăn trở lại với thức ăn lỏng và dần dần chuyển sang chế độ ăn uống bình thường.

Giai đoạn điều trị tận gốc

Sau khi viêm tụy đã được kiểm soát ổn định, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị tận gốc, tập trung vào xử lý nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị tận gốc có thể được các bác sĩ thực hiện như:

  • Phẫu thuật tụy.
  • Phẫu thuật loại bỏ túi mật (nếu tụy bị viêm do sỏi mật).
  • Can thiệp để loại bỏ sỏi mật.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh viêm tụy.

Viêm tụy là gì? Bệnh viêm tụy có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Chụp X quang tràn dịch màng phổi có ý nghĩa gì? Có rủi ro không?

Việc điều trị viêm tụy cần phải thực hiện qua 2 giai đoạn chính

Bài viết trên đây là những chia sẻ của KenShin về nội dung “bệnh viêm tụy có chữa được không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết giúp điều trị bệnh viêm tụy hiệu quả nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *