Tuỷ sống là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong các vận động phản xạ và tự động của cơ thể. Không ít người thắc mắc bên trong tuỷ sống có chứa gì không? Thủ thuật chọc dò tuỷ sống nhằm mục đích gì? Thủ thuật này có đau hay để lại di chứng gì không?
Bạn đang đọc: Chọc dò tuỷ sống là gì và những điều cần biết
Chọc dò tủy sống là thủ thuật dùng kim để lấy trực tiếp dịch não tủy vùng thắt lưng để mang đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh trung ương. Hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu về tính an toàn và ưu điểm thủ thuật này.
Contents
Những điều cần biết về thủ thuật chọc dò tủy sống
Trong não và tuỷ sống có chứa một chất dịch trong suốt, không màu gọi là dịch não tuỷ hay CSF (Cerebrospinal Fluid). Mỗi ngày, cơ thể tạo ra 500mL dịch não tuỷ và bất cứ lúc nào dịch não tuỷ cũng đều có ở mức thể tích là 125 mL. Dịch não tủy có vai trò quan trọng và đảm nhận 3 chức năng chính là:
- Bảo vệ hệ thần kinh trung ương khi có các sang chấn cơ học.
- Đảm bảo sự tuần hoàn của các dịch thần kinh, kháng thể, bạch cầu và hormon.
- Tham qua quá trình cân bằng điện giả và pH của hệ thần kinh trung ương.
Dọc dò dịch tuỷ là thủ thuật dùng cây kim nhỏ, chọc vào túi dịch bên dưới cột tủy sống ở phần thắt lưng, rút lấy dịch não tủy, sau đó mang đi xét nghiệm.
Những bệnh lý thần kinh cần chẩn đoán bằng phương pháp chọc dò tuỷ sống gồm các bệnh làm thay đổi dịch não tủy như:
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương: Viêm não, viêm tủy, viêm não tủy, viêm màng não, bệnh giang mai;
- Ung thư màng não;
- Bệnh thần kinh ngoại biên như viêm đa rễ dây thần kinh, xơ cứng rải rác, hội chứng tăng áp lực nội sọ lành tính;
- Tai biến mạch máu não;
- Xuất huyết dưới nhện.
Ngoài việc dùng thủ thuật chọc dò dịch tuỷ sống để chẩn đoán bệnh thì thủ thuật này còn có các ứng dụng khác như:
- Để tiêm thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống ung thư,…
- Theo dõi kết quả điều trị viêm màng não.
- Gây tê tuỷ sống.
- Lấy dịch não tuỷ trong hội chứng não úng thuỷ.
Thủ thuật chọc dò tủy sống
Trước khi chỉ định thủ thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, khai thác bệnh án, thực hiện các xét nghiệm đánh giá điều kiện thực hiện, giải thích rõ ràng về quy trình, độ an toàn để bệnh nhân và người nhà hiểu, tránh lo lắng. Thủ thuật này có thể được thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm của bệnh nhân, tuỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu nằm thì nằm nghiêng, co đầu gối lên ngang ngực. Nếu ngồi thì nghiêng về phía trước, tựa vào một mặt phẳng cố định. Ở những tư thế này sẽ khiến phần lưng sau uốn cong hơn, khoảng cách giữa các đốt sống được mở rộng, dễ dàng chọc kim vào.
Các bước trong quy trình của thủ thuật chọc dò tủy sống.
- Lau kỹ vùng lưng bằng thuốc sát trùng.
- Phủ một tấm phủ lên lưng để giữ vô trùng vùng này.
- Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vị trí chọc dò.
- Bác sĩ sẽ cẩn thận chích một ống rỗng có mũi kim mỏng vào giữa hai đốt sống vùng thắt lưng, qua màng cột sống và vào ống sống.
- Rút ra khoảng vài mi-li-lít để mang đi xét nghiệm.
- Sau khi đã rút dịch, kim được rút ra, dán băng vào vị trí vừa chích.
Lưu ý: Trong quá trình này bệnh nhân cần nằm hoặc ngồi yên không được cử động. Khi chọc kim vào, người bệnh sẽ cảm nhận một chút áp lực, nhưng hãy bình tĩnh, đừng lo lắng.
Nếu trong quá trình đang thực hiện, người bệnh bỗng cảm thấy tê vùng dưới, xuất hiện những cơn đau nhói phải báo ngay cho bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Ăn gạch cua bị say: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
Chọc dò tủy sống có nguy hiểm không?
Khi chọc dò tuỷ sống sẽ có những rủi ro sau:
Đau đầu
Là biến chứng thường gặp vì giảm áp lực nội sọ hoặc thất thoát dịch não tủy qua lỗ chọc ở màng cứng. Khắc phục bằng cách sau thủ thuật, cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, không nằm kê đầu cao trong 3 – 4 giờ, hoặc có thể hỏi bác sĩ để chỉ định thuốc giảm đau.
Đau lưng
Đôi khi có thể bị lau lưng dưới nhẹ (giống như bị bầm tím da), nhưng sẽ tự hết sau vài ngày.
Nhiễm trùng: rất hiếm gặp, trừ khi thực hiện chọc dò tủy sống ở những cơ sở không uy tín, không sát trùng hoặc sát trùng không kỹ trước khi thực hiện. Có thể gây viêm màng não mủ, áp xe dưới màng cứng hay viêm khoang đĩa đệm.
Tụ máu dưới màng cứng
Tụ máu dưới màng cứng là biến chứng hiếm gặp, đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng này là người lớn tuổi
Chảy máu
Tình trạng này có thể chảy máu dưới màng cứng, ngoài màng cứng hay chảy máu dưới màng nhện.
>>>>>Xem thêm: Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày
Lưu ý: Những trường hợp người bệnh có tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông phải khai báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám, để bác sĩ xem xét chỉ định chẩn đoán cho phù hợp vì trường hợp này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh thủ thuật này rất an toàn, ít tác dụng phụ, quan trọng là cần thiết trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh.
Cân nhắc giữa hiệu quả và rủi ro thì chọc dò tủy sống là thủ thuật không thể thiếu trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh thần kinh, nên người bệnh có thể yên tâm và hãy lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thực hiện nhé. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn hiểu thêm về chọc dò tủy sống. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.