Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp, nằm nhô ra ở giữa khuôn mặt, có 2 lỗ mũi hai bên được ngăn cách bởi vách mũi, đóng vai trò quan trọng trong diện mạo của khuôn mặt và đảm nhiệm các chức năng hô hấp, khứu giác, phát âm. Vì giữ vai trò quan trọng, nên rất nhiều người thắc mắc chấn thương mũi có để lại di chứng gì không? Có thể hồi phục hay không?
Bạn đang đọc: Chấn thương mũi có nguy hiểm không?
Mũi có cấu tạo rất phức tạp và đa dạng, khung xương mũi ngoài và các sụn mũi không cứng chắc như các vùng xương khác nên rất dễ bị chấn thương mũi khi có tác động mạnh. Hãy cùng các chuyên gia y tế tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bị chấn thương mũi nhé!
Chấn thương mũi là gì?
Chấn thương mũi là tình trạng mũi hoặc các vùng xung quanh mũi bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài, có thể gây tổn thương bên ngoài hoặc bên trong. Chấn thương mũi có rất nhiều nguyên nhân, có thể xảy ra trong khi chơi đùa, lao động hoặc do các yếu tố bên trong. Các loại chấn thương mũi thường gặp gồm:
- Gãy xương mũi: Là chấn thương phổ biến do lực tác động từ bên ngoài, vùng da mũi có thể bị rách và làm lộ xương, sụn mũi, trường hợp này gọi là gãy xương hở. Hoặc có thể xương mũi bị tổn thương nhưng không lộ ra bên ngoài. Triệu chứng của tình trạng này là vùng da quanh mũi và mắt bị bầm tím, chảy máu mũi, nước mũi nhiều.
- Chảy máu mũi: Là tình trạng chấn thương mũi phổ biến do yếu tố từ bên trong, các mạch máu bên trong mũi rất dễ vỡ nếu va chạm mạnh hoặc tác động vào nhiều làm trầy xước quá mức.
- Vẹo vách ngăn: Là lệch vách ngăn mũi, tình trạng này có thể do chấn thương bất ngờ hoặc có thể là do bẩm sinh. Thành xương hoặc sụn ngăn cách hai bên mũi bị dịch sang một bên so với vị trí bình thường. Triệu chứng của tình trạng này là dễ bị ngạt mũi, chảy máu mũi thường, đau đầu khó ngủ, hội chứng chảy dịch mũi sau, phát ra tiếng khi thở,…
Nguyên nhân chấn thương mũi
Nguyên nhân chủ yếu của chấn thương mũi do các tác động từ ngoại lực bên ngoài như:
- Tai nạn: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, trượt, té ngã,…
- Bị tấn công: Bị tác động vật lý bằng các vật cứng như gây, gạch,…
- Chấn thương trong thể thao.
Bên cạnh nguyên nhân từ bên ngoài thì mũi cũng có thể bị chấn thương từ bên trong do các mạch máu hoặc sụn mũi bị tổn thương như
- Xỏ khuyên mũi bị nhiễm trùng;
- Ngoáy mũi quá nhiều hoặc dùng lực quá mạnh;
- Hít hoặc nhét dị vật vào mũi;
- Sử dụng các chất kích thích gây nghiện,…
Tuỳ vào mức độ chấn thương nặng hay nhẹ, nguyên nhân cụ thể mà tình trạng chấn thương mũi có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ngay khi có chấn thương xảy ra, dù là bất kỳ mức độ nặng hay nhẹ cũng cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để kịp xử trí vết thương.
Tìm hiểu thêm: Rau dớn là cây gì? Cây dớn tác dụng với sức khỏe ra sao?
Cách xử trí khi chấn thương mũi
Nếu trường hợp chấn thương mũi nhẹ như chảy máu cam đột ngột hoặc trầy xước nhẹ ngoài da thì có thể sử dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi quá 10 phút không thể cầm máu được hoặc bị tác động mạnh gây biến dạng mũi, rách da thì cần đến cơ sở khám chữa bệnh ngay lập tức. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh. Tuỳ vào tình trạng chấn thương mũi mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như sau:
- Cầm máu bằng cách đốt (cauterization) hoặc nhét bấc mũi là phương pháp điều trị phổ biến của tình trạng chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút.
- Sử dụng thuốc: Để điều trị chấn thương mũi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau để bớt đau đớn, khó chịu. Thuốc kháng sinh để điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng. Giảm kích ứng bằng thuốc xịt mũi,…
- Phẫu thuật: Các trường hợp chấn thương nghiêm trọng như bị biến dạng mũi, rách da,… thì cần phẫu thuật để sửa chữa.
Ngoài những phương pháp điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh như trên thì chấn thương mũi như chảy máu cam có thể sơ cứu tại nhà, cụ thể các bước như sau:
- Ngồi thẳng, hơi nghiêng về phía trước, tránh nằm.
- Bóp vừa lực và giữ nguyên trong 5 đến 15 phút.
- Trong thời gian bóp mũi, thở bằng miệng.
- Không nhét bất cứ thứ gì vào mũi, không xì mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
- Chườm đá từ 10 đến 20 phút.
>>>>>Xem thêm: 20 tuổi tiêm hormone tăng trưởng được không?
Lưu ý: Nếu có dị vật thì cần loại bỏ dị vật ra khỏi mũi, cố gắng nhẹ nhàng hỉ dị vật ra ngoài, tránh hít mạnh để dị vật không kẹt vào sâu hơn. Nếu kích thước dị vật nhỏ, dễ dàng nắm thì hãy nhẹ nhàng dùng nhíp gắp ra. Tuy nhiên, nếu dị vật to thì không nên miễn cưỡng loại bỏ vì có thể làm tình trạng mắc kẹt trong mũi nặng hơn.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về chấn thương mũi. Vậy chấn thương mũi có nguy hiểm không? Câu trả lời là tuỳ vào mức độ và nguyên nhân chấn thương, tuy nhiên không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được sơ cứu kịp thời và đúng cách.