Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là phương pháp hiệu quả để sàng lọc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy kỹ thuật này có an toàn không?
Bạn đang đọc: Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh có an toàn không?
Trên thực tế, có khá nhiều bệnh lý ở trẻ sơ sinh mà quá trình siêu âm khi mang thai không thể tầm soát hết được. Đây chính là lý do vì sao các bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này giúp bạn xác định sớm các triệu chứng bất thường chỉ ở thời điểm 2 – 3 ngày sau sinh. Từ đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Contents
Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là gì?
Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là một thủ thuật y khoa quan trọng, hiện đại. Phương pháp này được dùng để phát hiện và điều trị sớm các bệnh bẩm sinh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay từ những ngày đầu sau khi trẻ sinh ra.
Để thực hiện, nhân viên y tế sẽ sử dụng kim chích máu chuyên dụng, chích vào gót chân của trẻ và nặn ra 2 – 5 giọt máu. Máu sẽ được thấm vào một loại giấy đặc biệt. Sau đó, nhân viên y tế sẽ chuyển mẫu đến trung tâm xét nghiệm. Sau đó, mẫu máu sẽ được cho vào một loại thuốc thử để xử lý và đo trên máy chuyên dụng.
Khi nào nên xét nghiệm lấy máu gót chân?
Theo các bác sĩ, thời điểm tốt nhất để thực hiện lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh mang đi xét nghiệm là từ 48 – 72 giờ sau khi trẻ được sinh ra. Đối với những trẻ sinh non, trẻ cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc truyền máu thì thời gian sàng lọc di truyền sẽ được lùi lại do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Lúc này, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn thời gian xét nghiệm phù hợp cho trẻ.
Xét nghiệm lấy máu gót chân có an toàn không?
Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh có an toàn không? Đây là câu hỏi và thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ mới có con lần đầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng kỹ thuật này rất an toàn với sức khỏe của trẻ sơ sinh do nó luôn được thực hiện bởi các chuyên viên y tế có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và chuyên môn cao.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh ngay cả khi bé chưa có biểu hiện như: Bệnh Phenylketonuria, rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia, thiếu men G6PD,… Hầu hết các bệnh lý này đều không có biểu hiện đặc trưng, hoặc các biểu hiện không rõ ràng nên rất khó phát hiện, cũng như chẩn đoán chính xác qua một số phương pháp kiểm tra thông thường.
Do đó, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Từ đó, không thể phát triển toàn diện hệ thần kinh trung ương, thể chất và trí tuệ.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi chăm sóc sau mổ nội soi sỏi niệu quản
Xét nghiệm lấy máu gót chân phát hiện được bệnh gì?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng: Rất nhiều căn bệnh hiếm gặp đã có thể được phát hiện dễ dàng thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh. Đó là:
- Bệnh Phenylceton niệu: Đây là hội chứng rối loạn chuyển hóa axit amin phenylalanine.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Là một căn bệnh thiếu máu di truyền, ảnh hưởng trực tiếp đến phân tử huyết sắc tố Hemoglobin.
- Bệnh xơ nang: Căn bệnh xuất hiện ở tuyến ngoại tiết, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa của bệnh nhân.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Bệnh gây ra do đột biến gen mã hóa enzyme, làm tích tụ các chất tiền thân, chuyển hóa hoặc thiếu hụt các sản phẩm của enzyme.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose trong máu: Bệnh lý di truyền trên gen lặn khiến trẻ thiếu hụt enzym Lactase, khiến cơ thể không thể chuyển hóa đường Galactose thành năng lượng.
- Bệnh thiếu men G6PD: Bệnh làm giảm hoặc mất khả năng tổng hợp men G6PD, gây vàng da, kém phát triển về não bộ, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh suy giáp bẩm sinh: Là tình trạng tuyến giáp của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể, dẫn đến trẻ chậm phát triển về trí tuệ và chiều cao.
- Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh: Đây cũng là một trong những bệnh lý di truyền lặn nhưng không phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ở mức thấp. Bệnh khiến cho trẻ dậy thì sớm hơn bình thường, bộ phận sinh dục phát triển với kích thước lớn, dẫn đến tử vong.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về vaccine viêm gan B tái tổ hợp
Lấy máu gót chân bao nhiêu tiền?
Chi phí để thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh không quá đắt đỏ. Mức giá này sẽ phụ thuộc vào bệnh viện cũng như các gói xét nghiệm khác nhau. Thông thường, chi phí xét nghiệm sẽ dao động từ 1 – 2 triệu đồng. Nếu so với những lợi ích mà xét nghiệm này mang lại thì mức giá này được nhiều bậc cha mẹ đánh giá là khá hợp lý và không cần phải đắn đo quá nhiều.
Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phương pháp xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh. Hãy thực hiện xét nghiệm này càng sớm càng tốt để phát hiện sớm càng bệnh lý nghiêm trọng. Từ đó, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé yêu, bạn nhé!