Cà chua được chúng ta dùng nhiều trong chế biến các món ăn. Thế nhưng bạn đã biết cà chua có vitamin gì bổ dưỡng cho cơ thể? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây để biết lợi ích tuyệt vời của thực phẩm này nhé!
Bạn đang đọc: Cà chua có vitamin gì bổ dưỡng cho cơ thể?
Cà chua có vitamin gì và dùng cà chua đúng cách như thế nào vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định dù mang lại nhiều lợi ích nhưng cà chua vẫn gây một số ảnh hưởng xấu nếu chúng ta quá lạm dụng hoặc chế biến chưa phù hợp. Dưới đây là những thông tin đầy đủ nhất về loại thực phẩm này giúp bạn sử dụng phù hợp và đúng cách.
Contents
Cà chua có vitamin gì?
Cà chua là loại quả rất phổ biến, dễ dàng chế biến được nhiều món ăn ngon. Không những vậy, đây còn là loại quả rất giàu giá trị dinh dưỡng. Vậy cà chua có vitamin gì tốt cho sức khỏe? Ước tính trong 100g cà chua có thể chứa tới 18 calo, 0,9 g chất đạm, 2,6g đường, 3,9g carb, 0,2 g chất béo, 1,2g chất xơ,…
Một số loại vitamin và khoáng chất được chứng minh có trong cà chua như sau:
- Vitamin C: Vitamin C trong cà chua được xem là một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Vitamin K1: Là hoạt chất rất tốt cho sức khỏe xương khớp và cực kỳ quan trọng đối với quá trình đông máu.
- Kali: Có tác dụng trong việc kiểm soát sự ổn định của huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Vitamin B9: Rất tốt đối với phụ nữ mang thai, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mô và các tế bào.
- Lycopene: Đây là thành phần có sắc tố đỏ và tác dụng chống oxy hóa rất tốt, có nhiều trong vỏ cà chua. Nếu bạn thấy quả cà chua càng đỏ thì hợp chất lycopene chứa trong đó càng nhiều.
- Beta carotene: Đây được xem là một hợp chất chống oxy hóa, khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
- Naringenin: Hợp chất này có tác dụng giảm viêm và phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể, chứa nhiều trong vỏ cà chua.
Cà chua mang lại tác dụng gì cho sức khỏe?
Với nhiều vitamin và khoáng chất như trên, cà chua được xem là thực phẩm bổ dưỡng, rất nên có trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Một số tác dụng nổi bật của cà chua đã được chứng minh như sau:
Ngăn ngừa ung thư và rối loạn đông máu
Với thành phần chống oxy hóa cao, cà chua có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư. Đặc biệt là thành phần lycopen dồi dào trong cà chua có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, góp phần phòng chống các căn bệnh như: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày – trực tràng, ung thư họng – miệng – thực quản,… Hơn nữa, vitamin C trong cà chua cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa các gốc tự do làm tổn hại các tế bào trong cơ thể.
Bên cạnh đó, vitamin nhóm B, kali và sắt trong cà chua cũng giúp thành mạch máu hoạt động hiệu quả hơn, duy trì sức khỏe mạch máu, từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu và kiểm soát chảy máu.
Giảm Cholesterol và bảo vệ tim mạch
Các lycopene trong cà chua đã được các nhà khoa học chứng minh là có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid trong huyết thanh, từ đó giảm thiểu tối đa các loại mỡ máu có hại như triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp. Đây là “thủ phạm” chính gây nên các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…
Tìm hiểu thêm: Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày bằng nước muối sinh lý hay không?
Chống lại tác hại của khói thuốc lá
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc hoặc ở trong môi trường có mùi thuốc lá, bạn có thể bổ sung cà chua vào thực đơn mỗi ngày để giảm tác hại của nó. Các nghiên cứu cho thấy hai thành phần là axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh – hợp chất được tìm thấy một lượng lớn trong khói thuốc lá và có khả năng gây ung thư.
Cải thiện thị lực
Các thành phần vitamin A, vitamin C, lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua được xem là những hoạt chất bổ trợ rất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Không ít đã áp dụng phương pháp chữa cận thị bằng cà chua nhờ các thành phần có lợi cho mắt trong thực phẩm này.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cà chua rất giàu chất xơ, giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, đồng thời ngăn ngừa chứng vàng da tắc mật và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể rất hữu hiệu. Không những vậy, chúng còn có khả năng kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa, làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng.
Ổn định đường huyết và ngăn ngừa đái tháo đường
Thành phần carbohydrate trong cà chua rất thấp, vì thế giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng hoạt chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng hạn chế các tổn thương mạch máu ở thận – tình trạng mà các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 rất hay gặp phải.
Tốt cho da và tóc
Cà chua rất giàu các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, vitamin A, vitamin K và canxi,… Do đó, đây là thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe răng, xương, làm mịn da và hạn chế tối đa tổn hại từ tia cực tím. Hơn nữa, các vitamin này còn giúp cân bằng pH và môi trường vùng chân tóc, ngăn ngừa gà xuất hiện cũng như tăng hệ thống vi tuần hoàn da đầu, giúp tóc óng ả hơn.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI cho trẻ em có ảnh hưởng gì không?
Lưu ý gì khi sử dụng cà chua?
Những thông tin trên cho thấy cà chua có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bạn cần biết cách sử dụng một cách hợp lý, khoa học để phát huy tốt nhất lợi ích của thực phẩm này.
- Một số người gặp phải tình trạng dị ứng với cà chua. Do đó, với những trẻ nhỏ lần đầu sử dụng, bạn nên cho bé ăn một lượng nhỏ trước để thử phản ứng.
- Tuy cà chua rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn mỗi ngày từ 1 – 2 quả để tránh dư thừa chất.
- Bạn lưu ý không nên cà chua xanh vì lúc này cà chua chứa nhiều alkaloid – một hợp chất rất dễ gây ngộ độc như buồn nôn, mệt mỏi, tiết nhiều nước bọt,…
- Tuyệt đối không ăn cà chua khi bạn đang đói vì khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, các chất pectin trong cà chua có thể gây ra những phản ứng với axit, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn, lâu dần có thể gây viêm loét dạ dày.
- Bạn không nên ăn nhiều hạt cà chua để tránh gây tình trạng chậm tiêm và phòng ngừa nguy cơ viêm ruột thừa, nhất là với trẻ nhỏ.
- Nhiều người băn khoăn nên ăn cà chua chín hay sống? Thực ra, bạn sử dụng cách nào đều được nhưng cần ngâm rửa cà chua trước khi ăn, nhất là khi ăn sống.
- Khi chế biến món ăn có cà chua, bạn nên thêm vào một ít dầu ăn để các dưỡng chất trong cà chua được hấp thu tối đa vào cơ thể.
- Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng lúc bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic làm phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua.
Như vậy, với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn cà chua có vitamin gì cũng như những lợi ích với sức khỏe mà cà chua đem lại. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý đến cách bảo quản cà chua để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra nhé!