Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính thường gặp ở cả trẻ em và người lớn và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm amidan mãn tính có gây ung thư không? Có nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Bạn đang đọc: Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính là bệnh thường gặp hiện nay, gây ra tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần. Căn bệnh này có thể điều trị bằng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc cắt bỏ amidan. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy amidan mãn tính có gây ung thư không? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan có thể hiểu là tình trạng viêm mô amidan ở hầu họng. Nó có thể ảnh hưởng đến các khu vực sau họng, vòm họng và lưỡi. Điều này sẽ gây ra cảm giác đau họng, đau nhói lên tai khi nuốt và ho, khô rát trong cổ họng,… Ở trẻ em còn thường kèm theo viêm mũi, thở khò khè,…

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan có thể hiểu là tình trạng viêm mô amidan ở hầu họng

Bệnh viêm amidan được chia làm 2 loại:

  • Viêm amidan cấp tính: Là quá trình viêm mô amidan kéo dài ngắn, thông thường không quá 2 tuần, thường do virus gây ra.
  • Viêm amidan mãn tính: Là tình trạng nhiễm trùng kéo dài dai dẳng hơn 2 tuần và tái phát nhiều lần. Trong loại này cũng chia làm 2 loại là viêm amidan hốc mủ và viêm amidan xơ teo.

Bệnh viêm amidan thường gặp ở cả người lớn và trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Các triệu chứng gồm hôi miệng, sốt, cảm thấy vướng cổ khi nuốt, mệt mỏi, đau nhức người, ho kéo dài, ho đờm xanh hoặc vàng lẫn sợi máu, đau rát họng, khàn giọng, mất tiếng, ngủ ngáy,…

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không? Câu trả lời là đến hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy bệnh này có thể chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm amidan mãn tính kéo dài thì sẽ gây ra những diễn biến phức tạp và kèm theo biến chứng. Cụ thể:

  • Viêm amidan có thể gây sỏi amidan. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do nước bọt, tế bào và thức ăn bị tích tụ lại lâu ngày trong các kẽ của amidan tạo thành sỏi.
  • Viêm amidan mãn tính gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài hơn 2 tuần và lặp lại nhiều lần trong năm. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là gây áp xe amidan – Một biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh Meniere cũng là một biến chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng vùng hầu họng. Biểu hiện của bệnh này là nhiễm trùng huyết sau khi đau họng.
  • Một số biến chứng khác: Sốt thấp khớp và bệnh tim thấp khớp (hiếm), múa giật Sydenham, viêm cầu thận.

Tìm hiểu thêm: Top 3 sản phẩm thuốc bổ não của Nhật mà bạn nên dùng

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?
Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Nguyên nhân và cách điều trị viêm amidan mãn tính

Như vậy, viêm amidan tuy không gây ung thư nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu như xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Chính vì vậy, căn bệnh này không được coi thường mà cần phải thăm khám tìm nguyên nhân và cách điều trị.

Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính chủ yếu là do tình trạng viêm amidan cấp tính không được điều trị dứt điểm. Khi các cơn đau cấp tính tái phát nhiều lần và kéo dài trên 2 tuần sẽ trở thành mãn tính và khó điều trị hơn.

Các nguyên nhân gây viêm amidan ở người lớn thường do những nguyên nhân sau:

  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh
  • Người lớn có thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên
  • Môi trường sống chứa nhiều khói bụi độc hại, ô nhiễm,…
  • Tình trạng thay đổi thời tiết đột ngột
  • Người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm VA, viêm răng có nguy cơ mắc viêm amidan cao hơn.
  • Người có tiền sử mắc bệnh ho gà, bệnh sởi, bệnh về đường hô hấp.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt như vệ sinh răng miệng kém, không dọn dẹp phòng, ăn nhiều đồ lạnh,… cũng gây nên tình trạng viêm amidan.

Để điều trị viêm amidan mãn tính dứt điểm có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp phù hợp nhất và có thể điều trị dứt điểm.

Chính vì thế, khi bị viêm amidan thì bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc uống mà hãy thăm khám và làm theo lời dặn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc trị viêm amidan bừa bãi có thể gặp nhiều rủi ro cao như tăng khả năng kháng khuẩn, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng Clostridium difficile,…

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Kem lúa mì có tốt cho sức khỏe không?

Điều trị viêm amidan mãn tính bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật

Những cách phòng ngừa viêm amidan mãn tính

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm amidan mạn tính chính là phải điều trị dứt điểm khi nó đang là các cơn viêm amidan cấp tính. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể phòng tránh thông qua những cách sau:

Với trẻ em:

  • Gặp bác sĩ khi có các triệu chứng về tai – mũi – họng.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin và khoáng chất để nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối sinh lý,…
  • Rửa tay bằng xà bông sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Với người lớn:

  • Cai thuốc lá, rượu bia.
  • Uống nhiều nước.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng và môi trường sống luôn sạch sẽ.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to.
  • Giữ ấm vùng họng khi thay đổi thời tiết lạnh, hạn chế uống nước đá.
  • Tăng cường vận động, thể thao và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
  • Thường xuyên sát khuẩn tay bằng xà phòng.

Qua những thông tin trên, chúng ta đã có giải đáp cho vấn đề viêm amidan mãn tính có gây ung thư không. Tuy không gây ung thư nhưng các biến chứng của viêm amidan mãn tính rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Vậy nên bạn không thể coi thường đâu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *