Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn? Hormone tăng trưởng chiều cao có ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể, nhưng không phải ai cũng cần tiêm.

Bạn đang đọc: Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?

Với những người có chiều cao khiêm tốn thì tiêm hormone sinh trưởng có thể hỗ trợ tăng chiều cao. Nhưng không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả như ý và không phải đối tượng nào cũng nên tiêm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn nhé!

Hormone tăng trưởng là gì?

Hormone tăng trưởng (Growth hormone – GH), hay còn gọi là somatotropic hormone (SH) hoặc somatotropin. Loại hormone này được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên và có ảnh hưởng đến phần lớn các mô bào trong cơ thể người. Nó kích thích tăng trưởng tế bào cả về kích thước, quá trình phân bào, và ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất. Cụ thể như: Tăng tổng hợp protein tế bào, tác động gián tiếp đến mô sụn và xương, tăng phân giải mô mỡ, giảm sử dụng glucose,…

Việc sản xuất hormone tăng trưởng do cơ thể tự điều hòa theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em, việc thiếu hụt hormone tăng trưởng phần lớn là do bẩm sinh. Còn ở người trưởng thành có thể là do mắc phải tổn thương tuyến yên, tuyến thượng thận, do chế độ ăn uống và sự hấp thu các khoáng chất cần thiết của cơ thể.

Do vậy, để tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn, và cả trẻ em thì đều cần tiến hành các xét nghiệm định lượng GH. Sau khi đã xác định nguyên nhân thì mới đưa ra phương án cụ thể.

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn cần xét nghiệm định lượng GH

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn?

Hormone tăng trưởng chiều cao có ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể, nhưng không phải ai cũng cần tiêm. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sau khi xem xét kết quả xét nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Nhóm đối tượng được khuyến khích nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao gồm:

  • Người chậm tăng trưởng chiều cao do suy tuyến yên hoặc tổn thương vùng lân cận.
  • Người bị suy giảm hormone tăng trưởng.
  • Trẻ sinh ra có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn so với tuổi thai.
  • Trẻ trên 2 tuổi có vóc dáng thấp bé và ít phát triển cân nặng, chiều cao so với bạn đồng lứa.
  • Trẻ bị suy thận mãn tính.
  • Trẻ gặp bất thường về gen, nhiễm sắc thể.
  • Bệnh lùn vô căn.
  • Nhóm đối tượng nên cẩn thận và cân nhắc trước khi tiêm:
  • Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng nếu thật sự cần thiết.
  • Mẹ đang cho con bú cần thận trọng khi tiêm vì có thể hormone tăng trưởng sẽ truyền vào sữa mẹ.
  • Những chị em đang bổ sung estrogen bằng đường uống vẫn có thể tiêm hormone tăng trưởng, nhưng liều lượng sẽ lớn hơn.
  • Người cao tuổi tiêm hormone tăng trưởng cần thực hiện đúng quy định và theo dõi sát sao để tránh tác dụng phụ.

Như vậy, có thể thấy tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nó chỉ được chỉ định cho những trường hợp thiếu hụt hormone nghiêm trọng do các rối loạn trong cơ thể hoặc các bệnh lý tuyến yên. Trước khi tiêm, bạn cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Sau khi tiêm 1 – 3 tháng cần thăm khám lại để kiểm tra tình trạng cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm Doppler dương vật là gì? Có thể phát hiện những bệnh lý gì?

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?
Không phải ai cũng cần tiêm hormone tăng trưởng chiều cao

Cần thận trọng khi tiêm hormone tăng trưởng

Việc tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn khá an toàn, nhưng vẫn có những tác dụng phụ nếu như không tuân thủ phác đồ điều trị. Người được tiêm có thể gặp các phản ứng như sưng, tê, đau khớp, đau cơ bắp,…

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn cần biết:

  • Một số bệnh nhân có thể bị mắc bệnh tiểu đường khi tiêm hormone tăng trưởng. Lúc này bệnh nhân cần được điều chỉnh liều lượng thuốc trị tiểu đường và điều trị hormone tăng trưởng song song.
  • Với những người bị ung thư, việc tiêm hormone tăng trưởng có thể tăng nguy cơ hình thành khối u mới. Nguy cơ cao ở các bệnh nhân được xạ trị não.
  • Tuy hiếm, nhưng một số bệnh nhân có thể bị tác dụng phụ tăng áp lực trong não. Điều này dẫn đến các chứng đau đầu và giảm thị lực.
  • Trong quá trình sử dụng hormone tăng trưởng, cần kiểm tra thường xuyên, theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Một số trẻ em có thể tăng trưởng nhanh khiến cột sống phát triển xấu đi, đây cũng là tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng nhưng không được theo dõi sát sao.
  • Nguy cơ viêm tụy khi tiêm hormone tăng trưởng cũng là một tác dụng phụ có tỉ lệ hiếm gặp, thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Đặc biệt, những bé gái bị mắc hội chứng Turner có nguy cơ bị viêm tụy cao hơn những người khác. Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội và kéo dài trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng.

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?

>>>>>Xem thêm: U đại tràng lành tính: Phân loại, chẩn đoán và điều trị

Nếu muốn tiêm Hormone tăng trưởng, thì bạn cần khám tại những bệnh viện chuyên khoa lớn

Vậy phải làm sao để tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn an toàn? Đầu tiên chính là bạn phải thăm khám bác sĩ tại những bệnh viện chuyên khoa lớn. Sau khi có kết quả chẩn đoán toàn diện thì bác sĩ sẽ cân nhắc có nên chỉ định tiêm hormone tăng trưởng chiều cao hay không.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu các đĩa tăng trưởng ở đầu xương đã đóng lại, trẻ không nên sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao.
  • Không nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường bị võng mạc tiểu đường.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân mới bị ung thư hay đang điều trị ung thư.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân đang bị bệnh nặng do phẫu thuật, chấn thương hoặc suy hô hấp.
  • Không sử dụng cho trẻ em thừa cân, có vấn đề về hô hấp hoặc mắc hội chứng Prader-Willi.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng xấu với somatropin và các thành phần của thuốc.

Nói chung, việc tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn cần được tiến hành kỹ lưỡng và thăm khám bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định. Bạn hãy tham khảo và cân nhắc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *