Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đứng dậy bị chóng mặt là vấn đề sức khỏe phổ biến mà rất nhiều người đều đã từng gặp phải. Tuy chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày và có thể ẩn chứa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng KenShin đi tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh tình trạng đứng dậy bị chóng mặt trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

“Tại sao ngồi xuống đứng lên đột ngột thì lại bị chóng mặt? Đứng dậy bị chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?”… Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Vì sao đứng dậy bị chóng mặt?

Hầu hết chúng ta đều ít nhất một lần gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế quá nhanh, từ đang nằm sang ngồi dậy hoặc từ đang ngồi sang đứng dậy. Nguyên nhân là bởi việc thay đổi tư thế trong thời gian rất ngắn như vậy sẽ khiến trái tim không điều chỉnh kịp để bơm máu thêm, làm cho trong vòng 1 phần nhỏ của giây đó huyết áp bị giảm xuống đột ngột. Sự thay đổi nhanh chóng này làm lượng oxy và đường mà máu cung cấp đến võng mạc bị giảm xuống, võng mạc lúc này sẽ phát ra những tín hiệu lóe sáng bất thường hoặc đột nhiên tối sầm lại. Tuy nhiên, việc hoa mắt chóng mặt này chỉ diễn ra trong chốc lát sau đó lại trở về bình thường khi tim dần thích ứng và điều chỉnh lại huyết áp.

Chóng mặt cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi dậy thì do cơ thể đang bị thiếu sắt trong thời kỳ tăng trưởng. Sắt có vai trò tổng hợp nên hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào hoạt động. Nếu cơ thể bị thiếu sắt, trẻ em ở độ tuổi dậy thì rất dễ bị mệt mỏi, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở các bé gái do bắt đầu có kinh nguyệt và cũng bắt đầu biết quan tâm đến vóc dáng của mình nên có thể có thói quen nhịn ăn, điều này làm tình trạng thiếu sắt càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý kể trên, tình trạng đứng dậy dậy bị chóng mặt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như rối loạn tiền đình, Parkinson, tiểu đường hay u não…

Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Nguyên nhân đứng dậy bị chóng mặt

Đối tượng dễ bị chóng mặt khi đứng dậy đột ngột

Tình trạng đứng dậy bị chóng mặt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ và tần suất gặp phải cao hơn bình thường:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có hệ thống tim mạch và mạch máu hoạt động kém linh hoạt, khiến máu khó lưu thông lên não khi đứng dậy đột ngột nên thường dễ bị chóng mặt hơn.
  • Người bị thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt hồng cầu, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho não, gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt.
  • Người bị rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình là tình trạng ảnh hưởng đến tai trong, gây mất thăng bằng và chóng mặt.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, và thuốc chống trầm cảm, có thể bị chóng mặt như một tác dụng phụ của thuốc.
  • Người bị mất nước: Không cung cấp đủ nước cho cơ thể hoặc mất nước do nôn, đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy… có thể khiến các đối tượng này bị chóng mặt khi đứng dậy đột ngột.
  • Phụ nữ mang thai: Thời gian đầu trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi rõ rệt khiến cho phần lớn chị em đều gặp phải tình trạng này khi đứng lên ngồi xuống trong thời gian ngắn.
  • Người có chế độ ăn uống không đủ chất: Chế độ dinh dưỡng kém, không đủ các nhóm chất sẽ làm cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng và dễ bị hoa mắt chóng mặt.

Tìm hiểu thêm: Uống thuốc Depakine có hại không? Thuốc chống động kinh Depakine có tác dụng phụ gì?

Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Người cao tuổi có nguy cơ bị chóng mặt cao hơn bình thường

Cách phòng tránh tình trạng đứng dậy bị chóng mặt

Khi bị chóng mặt do ngồi dậy hay đứng lên đột ngột, bạn không nên tiếp tục thay đổi tư thế hay di chuyển mà hãy tìm cho mình một điểm tựa và chờ cho đi khi cơn chóng mặt qua đi để tránh bị té ngã hay chấn thương. Về lâu dài, để phòng ngừa tình trạng đứng dậy bị chóng mặt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước: Mất nước có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến chóng mặt khi đứng dậy. Hãy uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đang ở trong môi trường nóng hoặc khi bạn đang tập thể dục.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Để hạn chế nguy cơ bị chóng mặt, khi đang ngồi hoặc nằm, bạn hãy từ từ chậm rãi thay đổi tư thế để máu kịp lưu thông, không bật dậy quá nhanh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ chóng mặt. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C và vitamin B6. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế sử dụng bia rượu.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Chóng mặt còn đến từ các nguyên nhân bệnh lý, do đó hãy định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để phòng tránh tình trạng chóng mặt

Đứng dậy bị chóng mặt có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do các bệnh lý gây nên. Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng này vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Hãy chủ động phòng tránh và thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *