Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan từ người này sang người khác qua các hạt nhỏ li ti phát tán trong không khí. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là bệnh lao có tự khỏi không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

Bệnh lao gây ảnh hưởng trước nhất là cơ quan phổi, sau đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng không phải ai nhiễm vi khuẩn lao cũng đều phát bệnh lao phổi, vì vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn và bị cơ thể ngăn cản chúng sinh sôi và phát triển. Nhiều người bị bệnh lao dạng này thường không nhận biết bất kỳ triệu chứng nào.

Tổng quan về bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp rất nguy hiểm. Khi vi khuẩn M.Tuberculosis xâm nhập vào cơ quan phổi, gặp điều kiện sinh sôi và phát triển sẽ gây ra mối đe dọa không nhỏ đến sức khỏe lẫn tính mạng của người bệnh.

Mycobacteria Tuberculosis là loại vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh trong môi trường giàu oxy, do đó phổi là mục tiêu chính để chúng tấn công. Trong điều kiện tự nhiên, Mycobacteria Tuberculosis có thể tồn tại trong 3 – 4 tháng, trong khi đó ở môi trường phòng thí nghiệm chúng có thể tồn tại đến vài năm. Điều đáng chú ý là ánh sáng mặt trời có thể khiến chúng tử vong chỉ trong vòng 1,5 giờ, riêng việc tiếp xúc với tia cực tím có khả năng làm giảm tuổi thọ của Mycobacteria Tuberculosis chỉ còn 5 phút.

Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacteria Tuberculosis gây ra

Các triệu chứng của bệnh lao phổi sẽ khác nhau tùy theo sức khỏe và sức đề kháng của từng người, điều này khiến cho việc phát hiện sớm bệnh lao phổi trở nên khó khăn hơn. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thường không có hoặc rất ít dấu hiệu nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, các triệu chứng về hô hấp sẽ trở nên rõ ràng hơn, bao gồm khó thở, ho khan dai dẳng, có thể kèm theo sốt nhẹ trong hơn 3 tuần. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành chụp X-quang ngực và xét nghiệm đờm để xác định trực khuẩn lao.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị triệu chứng ho ra đờm, thường có màu trắng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn ho ra máu từ ít đến nhiều.

Bệnh lao có tự khỏi không?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh lao phổ có thể tự biến mất. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bạn nhé. Nếu bạn đang thắc mắc bệnh lao có tự khỏi không thì phần thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Khi một người khỏe mạnh gặp phải vi khuẩn lao, hệ thống miễn dịch của họ sẽ hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự lây nhiễm. Đối với nhiều người, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ thì có thể tiêu diệt vi khuẩn lao ngay tại chỗ. Trong một số trường hợp khác, cơ thể chỉ có thể cố gắng giữ cho vi khuẩn không hoạt động (tình trạng này được gọi là bệnh lao tiềm ẩn). Mặc dù bệnh lao tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và không lây nhiễm nhưng nó có thể bùng phát nếu hệ thống miễn dịch suy yếu.

Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

Người bệnh lao thường lo lắng bệnh lao có tự khỏi không

Trường hợp xấu nhất là khi hệ thống miễn dịch không ngăn chặn được sự phát triển và tấn công của vi khuẩn, lúc này các triệu chứng bệnh lao sẽ xuất hiện. Những triệu chứng lao này có thể xuất hiện hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm sau lần nhiễm trùng đầu tiên, báo hiệu việc bệnh lao hoạt động. Lúc này, bệnh lao có tự khỏi không thì câu trả lời là càng không thể tự khỏi.

Theo bác sĩ chuyên khoa, để điều trị bệnh lao đòi hỏi bác sĩ lẫn bệnh nhân phải tiến hành điều trị bằng kháng sinh trong một thời gian nhất định. Việc chờ đợi bệnh lao tự khỏi sẽ chỉ nhận lại là những hậu quả nặng nề. Việc áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa sự tiến triển thành bệnh lao kháng thuốc.

Bệnh lao được điều trị như thế nào?

Mỗi chúng ta đều cần hiểu được sự phức tạp của việc điều trị bệnh lao. Đây không chỉ là vấn đề nhận thức về sức khỏe mà nó còn là một bước quan trọng để tiến hành kiểm tra sớm và điều trị nhằm giúp quá trình phục hồi diễn ra thành công.

Theo bác sĩ chuyên khoa, cho dù bạn đang đối phó với bệnh lao tiềm ẩn, bệnh lao hoạt động hay bệnh lao kháng thuốc thì phương pháp điều trị bằng kháng sinh vẫn luôn hiệu quả và cần thiết.

Tìm hiểu thêm: cccc

Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?
Bệnh nhân lao cần tuân theo sự chỉ định điều trị của bác sĩ

Đặc biệt, với những người mắc bệnh lao tiềm ẩn, biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đề nghị một đợt kháng sinh kéo dài từ 3 – 6 tháng. Đây là một cách tiếp cận chủ động nhằm làm hạn chế sự phát triển của bệnh lao hoạt động.

Trong trường hợp bệnh lao hoạt động, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ kéo dài hơn, trong khoảng từ 6 – 9 tháng. Loại thuốc cụ thể và thời gian điều trị sẽ được bác sĩ điều chỉnh sao cho phù hợp với độ tuổi, sức khỏe tổng thể, mức độ kháng thuốc và vị trí nhiễm trùng trong cơ thể.

Bệnh lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt khó khăn hơn. Tuy nhiên, không phải là không có biện pháp điều trị cho tình trạng này. Bác sĩ sẽ xem xét kết hợp các loại thuốc mạnh trong khoảng thời gian dài từ 20 đến 30 tháng.

Nhìn chung, cho dù là bệnh lao ở dạng nào thì y học hiện đại vẫn có những biện pháp phù hợp giúp kiểm soát được tình trạng bệnh. Vấn đề là bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lao do bác sĩ chuyên khoa đưa ra chứ đừng băn khoăn bệnh lao có tự khỏi không. Sau một vài tuần dùng thuốc đều đặn, bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa. Lúc này, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện. Lưu ý là bất kỳ sự ngưng thuốc được kê đơn sớm hoặc thiếu liều đều có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh lao phổi kháng thuốc, khiến việc điều trị sau đó càng khó khăn hơn rất nhiều.

Những lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình điều trị lao

Điều trị bệnh lao phổi đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tuân thủ đúng với những chỉ định do bác sĩ hướng dẫn. Bên cạnh đó bệnh nhân còn phải thực hiện một loạt các biện pháp quan trọng mới có thể tác động đáng kể đến quá trình chữa bệnh, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo phục hồi nhanh chóng.

Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

Vi khuẩn lao truyền qua đường hô hấp, nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong môi trường gần nhau

Đầu tiên và quan trọng nhất, bệnh nhân lao phải hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Trường hợp không thể tránh khỏi tiếp xúc, bệnh nhân phải tuân thủ việc đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây truyền.

Bên cạnh đó, bệnh nhân lao phổi còn phải tránh xa những nơi đông người, ngột ngạt và mất vệ sinh. Vi khuẩn lao sẽ phát triển mạnh trong những môi trường như vậy, do đó bắt buộc người bệnh phải chọn những nơi có khả năng thông gió và sạch sẽ. Ngoài ra, khi ho và hắt hơi phải che mũi và miệng để giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân là điều rất quan trọng. Người bệnh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây để đảm bảo sạch sẽ hoàn toàn. Không gian sống và làm việc tốt nhất nên được thông gió bằng cách mở cửa sổ để hạn chế lây nhiễm. Trong quá trình điều trị, nên chọn giải pháp ngủ một mình để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân lao giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Cần thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây tươi, giàu chất chống oxy hóa và các vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên sẽ tăng cường hơn nữa hệ thống miễn dịch.

Cuối cùng, nhớ nghỉ ngơi điều độ, đúng cách. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ và cho phép cơ thể có thời gian cần thiết để chữa lành và trẻ hóa.

Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền?

Nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ giúp cơ thể mau chóng hồi phục

Tóm lại, bệnh lao phổi tuy phổ biến, có khả năng gây nguy hiểm nhưng cũng có khả năng được kiểm soát và điều trị khỏi bệnh bằng phương pháp phù hợp. Nếu bạn thắc mắc rằng bệnh lao có tự khỏi không thì câu trả lời đó là “Không thể”. Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng, việc thực hành một lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cũng quan trọng không kém so với việc dùng thuốc. Do đó, khi mắc bệnh lao, bạn cần đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị y tế, bên cạnh việc chủ động lối sống khoa học, cân bằng mới giúp cơ thể vượt qua bệnh lao và trở nên khỏe mạnh hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *