Nhiều người nghe nhắc đến chắp mắt nhưng chưa biết chắp mắt là bệnh gì cũng như chắp mắt có tự khỏi không? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến hiện tượng chắp mắt qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Chắp mắt là gì? Chắp mắt có tự khỏi không?
Chắp mắt là tình trạng viêm nhiễm ở da mí mắt, kéo theo loạt triệu chứng khó chịu, sưng bờ mi, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Bệnh thường không quá nguy hiểm song sẽ cản trở sinh hoạt, công việc, học tập cũng như gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Contents
Chắp mắt là gì?
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có lúc gặp các vấn đề có liên quan đến đôi mắt, trong đó bao gồm hiện tượng chắp và lẹo mắt,…
Khi bị chắp mắt, bạn sẽ nhận thấy những nốt sưng tấy đỏ xuất hiện trên mí mắt khiến bạn ít nhiều bị khó chịu. Các nốt này có thể hiện diện ở mí mắt trên hoặc mí dưới và thường không đau dù chúng có thể gây sưng tấy rõ rệt. Trường hợp bị nhiễm trùng, mí mắt có thể sụp xuống, dẫn đến rối loạn thị giác.
Chắp mắt có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi rất dễ mắc phải tình trạng này. Bệnh chắp mắt không nguy hiểm, song nếu chắp mắt khiến bạn đau đớn, gây cản trở tầm nhìn rõ rệt hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá mức độ bệnh và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Nhiều người thường không phân biệt đâu là bị chắp mắt và đâu là lẹo mắt. Mặc dù cả hai tình trạng này đều liên quan đến mí mắt nhưng chúng là những bệnh hoàn toàn khác biệt. Lẹo mắt thường do nhiễm trùng tuyến dầu trong mắt. Nó biểu hiện dưới dạng nhọt hoặc áp xe trên mí mắt và thường có cảm giác cứng khi chạm vào. Chắp mắt không lây nhiễm nên bạn không cần phải e ngại khi tiếp xúc với người mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây chắp mắt
Do tắc nghẽn tuyến dầu meibomian
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chắp mắt là do sự tắc nghẽn của tuyến dầu meibomian trong mắt. Những tuyến nhỏ này đóng vai trò then chốt trong việc bôi trơn bề mặt mắt. Tuy nhiên, khi chúng bị tắc nghẽn, dòng dầu tự nhiên bị gián đoạn, dẫn đến vùng mí mắt bị sưng tấy. Tình trạng sưng tấy này không chỉ ảnh hưởng đến mí mắt mà còn gây kích ứng vùng da quanh mắt, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Viêm bờ mi
Tình trạng viêm bờ mi lâu ngày cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra chắp mắt cũng như góp phần làm bệnh tái phát. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh mắt đúng cách, làm sạch mắt cũng như bảo vệ mắt khỏi các yếu tố môi trường như bụi bẩn. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa các thói quen như dụi mắt để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Mất cân bằng nội tiết tố
Việc nội tiết tố mất cân bằng dẫn đến tăng tiết bã nhờn ở vùng mí mắt gây ra chắp mắt. Lượng bã nhờn dư thừa này có thể làm tắc nghẽn các tuyến, cuối cùng dẫn đến tình trạng chắp mắt.
Do hệ thống miễn dịch
Mặc dù hiếm gặp nhưng các vấn đề về hệ thống miễn dịch cũng được xác định là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh chắp mắt.
Nhìn chung, chắp mắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số cá nhân sẽ có nguy cơ phát triển bệnh chắp mắt cao hơn người khác. Điển hình là những người dễ bị mụn đỏ, người bị viêm bờ mi mãn tính cũng như người tiết nhiều bã nhờn ở vùng mí mắt đặc biệt dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, những người bị nhiễm một số loại virus hoặc mắc bệnh lao phải đối mặt với nguy cơ tăng cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị
Chắp mắt có tự khỏi không?
Khi bị chắp mắt, hầu hết người bệnh đều có chung thắc mắc, đó là bệnh chắp mắt có tự khỏi không.
Theo bác sĩ chuyên khoa, trong hầu hết các trường hợp, chắp mắt có xu hướng sưng lên trong khoảng 2 – 8 tuần và sau đó có khả năng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong muốn đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh bằng cách áp dụng một số phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và mức độ tổn thương mắt mà bệnh nhân có thể áp dụng một trong những biện pháp sau đây:
Chườm nóng
Một cách khắc phục đơn giản nhưng hiệu quả tình trạng chắp mắt là dùng khăn mềm, sạch hoặc bông dùng một lần ngâm trong nước ấm. Sau đó bạn nhẹ nhàng đặt khăn ấm lên mí mắt và giữ yên trong khoảng 10 phút. Lặp lại quá trình này 3 đến 5 lần/ngày.
Phương pháp chườm nóng có tác dụng làm giảm đáng kể tình trạng viêm và thông thoáng các tuyến dầu, thúc đẩy cải thiện tình trạng chắp mắt.
Dùng thuốc
Với bệnh nhân bị chắp mắt, các bác sĩ thường kê đơn thuốc ở dạng nhỏ giọt, thuốc mỡ hoặc dạng uống để giảm viêm và sưng. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về cách dùng, liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc việc tiêm steroid trực tiếp vào vết sưng để cải thiện tình trạng bệnh.
Tiêm và nạo
Nếu tình trạng sưng tấy kéo dài quá mốc thời gian 2 – 8 tuần, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý. Bác sĩ có thể lựa chọn can thiệp, làm sạch hoàn toàn vùng chắp để loại bỏ chất nhầy và mủ, cải thiện tình trạng viêm và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt răng khôn mọc lệch, mọc thẳng và mọc ngầm
Trong quá trình điều trị chắp mắt, bệnh nhân phải tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa nhất định:
- Tránh trang điểm: Hạn chế trang điểm, đặc biệt là vùng mí mắt, cho đến khi tình trạng chắp biến mất hoàn toàn.
- Không chạm tay vào chắp mắt: hạn chế tối đa chạm vào mắt đang bị bệnh. Nếu cần thiết, bạn phải rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với mắt.
- Không nặn: Trong mọi trường hợp, bệnh nhân không được cố gắng nặn chắp mắt tại nhà vì nó có thể dẫn đến các biến chứng.
- Vệ sinh cá nhân: Không dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm với người khác.
- An toàn sử dụng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ và đảm bảo vẫn còn hạn sử dụng. Tránh sử dụng các loại thuốc đã được mở trong thời gian dài.
Tóm lại, chắp mắt là tình trạng viêm nhiễm vùng mí mắt khá phổ biến. Chắp mắt có tự khỏi không thì câu trả lời là có thể tự khỏi sau khoảng thời gian từ 2 – 8 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, chắp mắt hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu những nốt sưng ở mí mắt bị nhiễm trùng, chúng có thể lan sang các khu vực xung quanh, gây đau mắt và sốt cao. Nếu bạn gặp phải trường hợp như vậy, hãy nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.