Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp tổng hợp đầy đủ những điều cần biết để mẹ bầu dễ dàng mang theo bên mình nhé!
Bạn đang đọc: Mang thai 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần chú ý
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời gian cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, mẹ bầu cần có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để có một thai kỳ khỏe mạnh trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu thường gặp
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi để báo hiệu mang thai. Vì vậy, việc theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau quan hệ gần nhất trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng muốn có con. Việc xác định mang thai sớm sẽ giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Có một số dấu hiệu mang thai trong tuần đầu mà mẹ nên chú ý như:
- Bầu ngực có sự thay đổi như đau, ngứa, núm vú nhạy cảm hơn và quầng vú (vùng xung quanh núm vú) đen sạm đi.
- Tần suất đi tiểu tăng lên do bàng quang phải chịu áp lực từ sự tăng trưởng tử cung và khối lượng máu trong cơ thể lên.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ, chói mắt, đau đầu và chóng mặt do sự thay đổi của lượng đường trong máu.
- Ốm nghén và buồn nôn cũng là một triệu chứng thường gặp khi mang thai do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tình trạng này thường kéo dài toàn bộ tam cá nguyệt đầu tiên.
- Tâm trạng thay đổi, hay buồn rầu và dễ kích động. Phụ nữ mang thai thường sẽ mau nước mắt hơn bình thường.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong ba tháng sau quan hệ, các chị em có thể tự mua que thử thai để kiểm tra tại nhà. Nếu kết quả là hai vạch, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng nhất.
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý gì về dinh dưỡng
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, việc ổn định thai nhi là điều cần được chú trọng. Vì vậy chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng cần được lựa chọn kỹ càng.
Những thực phẩm nên bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu
Mặc dù thời gian này mẹ bầu thường xuyên có cảm giác chán ăn và mệt mỏi, nhưng hãy cố gắng ăn các thực phẩm bổ dưỡng để có sức khỏe. Dưới đây là các dưỡng chất cần được bổ sung trong giai đoạn này:
- Axit folic (folate): Axit folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, giúp hỗ trợ phát triển ống thần kinh của thai nhi. Nếu thai nhi không được cung cấp đủ axit folic dễ gây nguy cơ sinh non hoặc dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Axit folic có thể tìm thấy trong các thực phẩm như cam, khoai tây, măng tây, trứng, bông cải xanh, đậu và các loại rau lá xanh.
- Vitamin B6: Loại vitamin này có tác dụng giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn do ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Các nguồn cung cấp vitamin B6 như ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối, hạnh nhân, hạt óc chó,…
- Sắt: Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhu cầu về sắt tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ máu cho thai nhi. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và các vấn đề về thiếu máu khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày từ thực phẩm như thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch và các loại đậu.
- Canxi: Canxi là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi thông qua các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm chứa canxi như cải bó xôi, tôm, cua,…
- Các loại thịt: Các loại thịt như thịt heo và thịt bò sẽ giúp cung cấp protein và chất sắt cho mẹ bầu, tuy nhiên, nên nấu chín kỹ trước khi ăn. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại hải sản để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, đặc biệt là phần mắt cá.
- Trái cây và rau: Đây là những loại thực phẩm cung cấp các loại vitamin và chất xơ quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Đồng thời, việc ăn nhiều trái cây và rau xanh cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai.
Những thực phẩm nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại thực phẩm mẹ bầu cần kiêng trong giai đoạn này như:
- Gan động vật: Gan là thực phẩm nằm trong danh mục không an toàn cho phụ nữ mang thai vì có chứa chất retinol, có thể gây sảy thai. Vì vậy, nên hạn chế ăn trong giai đoạn này.
- Nhóm thực phẩm gây co thắt tử cung: Các thực phẩm như dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, rau chùm ngây, ngải cứu, cam thảo,… có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây sảy thai. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm này khi mang thai 3 tháng đầu.
- Hải sản: Các loại hải sản thường có chứa thủy ngân, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, nên hạn chế ăn hải sản khi có ý định mang thai. Thay vì đó, hãy ăn các loại cá và thủy sản nước ngọt.
- Sữa chưa tiệt trùng: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại sữa chua tiệt trùng vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại. Thậm chí, có thể mang mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Đồ uống có cồn: Việc sử dụng đồ uống có cồn trong giai đoạn mang thai có thể sẽ gây khuyết tật thần kinh ở thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên bỏ hẳn các loại đồ uống có cồn.
- Trứng lòng đào và trứng sống: Trứng tốt cho sức khỏe nhưng trứng lòng đào và trứng sống có thể chứa vi khuẩn gây hại, đặc biệt là salmonella. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?
Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn khá nhạy cảm vì lúc này bào thai còn khá non yếu và cần được bảo vệ. Dưới đây là một số điều mẹ bầu nên tránh để đảm bảo sức khỏe của bé:
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất như sơn móng tay và thuốc nhuộm tóc để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho thai nhi.
- Không nên đi giày có gót quá cao hoặc quá nhọn vì sẽ dễ bị té vấp, làm tăng nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh, đẻ non, thai nhi chậm phát triển,…
- Tránh vận động và chơi các trò chơi cảm giác mạnh, thay vào đó nên tập những bài tập nhẹ nhàng và tránh vác nặng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu vì rất dễ gây đau đầu gối và phù nề. Tốt nhất nên ngồi ở tư thế thẳng và thư giãn chân, tránh ngồi vắt chéo chân để giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
- Không nên tắm quá lâu trong nước nóng vì dễ gây cảm lạnh do sức đề kháng của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu khá yếu.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm FT4 là gì? Khi nào cần thực hiện?
Như vậy, mẹ bầu đã nắm rõ mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những gì. Làm mẹ là một hành trình đầy gian nan và khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh, bạn nên lưu tâm đến những vấn đề được đề cập trên đây nhé! Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng!