Mekocetin là thuốc kê đơn và thường được chỉ định trong các trường hợp thấp khớp, dị ứng, bệnh ở mắt, điều trị hen,… Nhờ tác dụng kháng viêm mạnh của nó. Nhưng hiện nay có nhiều thắc mắc Mekocetin có phải là kháng sinh không?
Bạn đang đọc: Mekocetin có phải là kháng sinh không? Một số lưu ý khi sử dụng
Với tác dụng kháng viêm mạnh, Mekocetin thường được sử dụng trong nhiều chứng bệnh có phản ứng viêm và những rối loạn có đáp ứng với corticoid. Đây là thuốc kê đơn, nên cần được sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên nhiều người có thắc mắc rằng Mekocetin có phải là kháng sinh không?
Contents
Giới thiệu chung về Mekocetin
Mekocetin là thuốc kháng viêm có tác dụng điều trị các bệnh như thấp khớp, bệnh collagen, bệnh nội tiết, dị ứng, hô hấp, ung thư và nhiều bệnh khác có đáp ứng với liệu pháp corticosteroid.
Tác dụng dược lý
Với thành phần chính là betamethasone 0,5 mg. Là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng. Do có ít tác dụng mineralocorticoid nên Mekocetin thường được sử dụng cho các bệnh lý bất lợi khi giữ nước. Ngoài ra, Mekocetin còn có các tác dụng chính sau:
- Trị hen phế quản, dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, viêm bì cơ, viêm đa động mạch rút, lupus ban đỏ có hệ thống, rối loạn mô liên kết hỗn hợp.
- Viêm thận kẽ cấp tính, Hội chứng thận hư do sang thương tối thiểu.
- Bệnh u hạt, bệnh thấp tim, viêm loét ruột kết.
- Bệnh bạch cầu lympho và bệnh bạch cầu cấp tính, u lympho ác tính, ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng Mekocetin trong các trường hợp sau:
- Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm.
- Rối loạn tâm thần, tiểu đường, loét dạ dày tá tràng.
- Dị ứng với thành phần có trong thuốc Mekocetin.
Tác dụng phụ của thuốc Mekocetin
Tương tự với các thuốc kháng viêm khác, tác dụng phụ có thể gặp của Mekocetin thường là:
- Gây rối loạn nước và điện giải: Có corticoid gây giữ muối nước gây giảm kali trong máu, tăng huyết áp và nguy cơ gây suy tim sung huyết.
- Gây các bệnh về đường tiêu hóa: Có khả năng gây viêm loét dạ dày với biến chứng như thủng dạ dày, viêm tụy, chướng bụng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét thực quản.
- Gây các bệnh về da: Gây chậm lành vết thương, giãn mao mạch, xuất hiện đốm xuất huyết và mảng bầm tím trên da, da mỏng, tăng tiết mồ hôi, viêm da dị ứng, phù mạch thần kinh và nổi mề đay.
- Về nội tiết: Gây rối loạn kinh nguyệt, mất đáp ứng tuyến yên và thượng thận thứ phát, hội chứng cushing, giảm dung nạp carbohydrate, gây tăng nhu cầu insulin trong cơ thể.
- Về tâm thần: Gây cảm giác lâng lâng, xuất hiện các biểu hiện suy giảm tâm lý, thay đổi tính cách bất thường, gây mất ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc có thể khác nhau trên mỗi người. Và tác dụng phụ thường ít xuất hiện hơn với liều dùng ngắn hạn. Khi gặp phải bất kỳ bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cách dùng và liều dùng của thuốc Mekocetin
Với dạng bào chế viên nén của Mekocetin, nên dùng với nước và dùng vào khoảng 8 – 9 giờ sáng, sau khi ăn.
Liều dùng được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Thông thường những bệnh cấp tính không dùng quá 5 ngày thuốc. Đối với bệnh mạn tính hay phụ thuộc nên sử dụng theo sát pháp đồ điều trị của bác sĩ.
Thuốc Mekocetin có phải là kháng sinh không?
Với thành phần của thuốc bao gồm:
- Hoạt chất: Betamethasone (0.5 mg).
- Tá dược: Lactose, tinh bột ngô, tinh bột sắn, sodium starch glycolate, màu blue patente, Magnesium stearate, talc và Colloidal silicon dioxide (vừa đủ).
Với betamethasone là một corticosteroid tổng hợp đồng thời các tá dược không chứa thành phần có kháng sinh. Vì thế để trả lời câu hỏi Mekocetin có phải là kháng sinh không? Thì là Mekocetin thuộc nhóm thuốc hormone và không có thành phần kháng sinh nào trong thành phần thuốc.
Tìm hiểu thêm: Đạp xe nhiều có bị vô sinh hay không?
Lưu ý rằng betamethasone có khả năng qua nhau thai và sữa mẹ. Chính vì thế, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng cho đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ nên dùng thuốc ở liều thấp nhất có thể kiểm soát bệnh. Và khi đạt được hiệu quả điều trị, muốn ngưng thuốc cần phải hạ liều từ từ.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Mekocetin
Mekocetin thuộc nhóm thuốc kê đơn. Vì thế chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Để đạt hiệu quả điều trị và sử dụng thuốc an toàn nhất, người bệnh và gia đình cần chú ý những điều sau đây;
- Không được tự ý sử dụng thuốc Mekocetin khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng liều, giảm liều và đặc biệt đột ngột ngừng thuốc.
- Nếu trường hợp quá liều xảy ra, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuân thủ đúng liều lượng và được biệt là thời điểm dùng thuốc. Nếu quên liều, cần hỏi người có chuyên môn, không được tự ý uống bù.
- Các đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân bị herpes mắt, lao tiến triển hoặc nghi lao tiềm ẩn, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, thiểu năng tuyến giáp, tăng huyết áp, loãng xương, động kinh, suy thận, suy gan và bệnh nhân glaucoma cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Chủ động khai tiền sử bệnh cùng tiền sử dị ứng của bản thân cho bác sĩ để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Nếu thực hiện tiêm phòng trong thời gian sử dụng thuốc cần báo cho bác sĩ thực hiện để cân nhắc tính phù hợp của việc sử dụng thuốc.
- Đối tượng sử dụng thuốc là trẻ em cần cân nhắc về tác dụng phụ gây đục thủy tinh thể của thuốc.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt bệnh còi xương và còi cọc
Hy vọng bài viết trên đã đưa ra câu trả lời đầy đủ và rõ ràng cho câu hỏi Mekocetin có phải là kháng sinh không? Của nhiều bạn đọc thắc mắc. Đồng thời, bài viết còn cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc Mekocetin để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.