Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Xét nghiệm máu là một trong những chỉ định thường quy để kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, giúp mọi người phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý có khả năng xảy ra. Vậy trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của KenShin nhé.

Bạn đang đọc: Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm phân tích để đo lượng chất nhất định trong mẫu máu có giá trị trong chẩn đoán. Các loại xét nghiệm máu khác nhau đều có ý nghĩa lâm sàng riêng trong việc đánh giá sức khỏe. Vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn hãy thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời.

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu được thu thập trong các ống chống đông máu khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm để đo lượng chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.

Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Xét nghiệm máu là gì? Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp chẩn đoán bệnh hoặc tìm ra mầm bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc sàng lọc ung thư sớm bằng cách sử dụng các dấu hiệu khối u hoặc đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

Có được ăn trước khi xét nghiệm máu không?

Xét nghiệm máu thường được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát, phát hiện các vấn đề y tế thông thường, kiểm tra tiền hôn nhân, tầm soát ung thư…

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Lý do là vì thức ăn khi vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thành glucose. Loại đường này được hấp thụ vào ruột và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Vì vậy lượng đường trong máu có xu hướng tăng cao sau bữa ăn, nếu xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho kết quả không chính xác.

Tuy nhiên có một số loại xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn như: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm virus, vi khuẩn, chỉ số viêm, xét nghiệm di truyền… Nhưng nếu người bệnh không chắc chắn mình thuộc loại xét nghiệm máu nào thì nên hỏi bác sĩ có nên nhịn ăn hay không.

Sau đây là một vài loại xét nghiệm máu cần bệnh nhân nhịn ăn trước khi thực hiện:

  • Xét nghiệm sắt: Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị thiếu sắt, thiếu máu…, hay không. Nếu bệnh nhân vô tình ăn phải thực phẩm có chứa sắt trước khi xét nghiệm thì nồng độ chất này trong máu có thể thay đổi. Vì vậy người bệnh nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Tìm hiểu thêm: Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và cách đều trị

Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?
Người bệnh nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi làm xét nghiệm sắt
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra nồng độ đường trong máu nên bạn không được ăn trước khi thực hiện để tránh kết quả sai sót. Thời gian nhịn ăn nên là 8 đến 10 giờ.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Mục đích là kiểm tra xem hàm lượng mỡ máu có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Tương tự như 2 lần xét nghiệm trên, người bệnh cũng cần nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm.

Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm vi chất, xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận, xét nghiệm axit uric…

Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

Trước khi xét nghiệm máu bạn vẫn có thể uống nước như bình thường nhưng cần tránh một số đồ uống như sữa, đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực, nước ngọt có ga, soda, bia, rượu…

Ngoài các loại đồ uống kể trên thì bạn cũng cần phải bỏ thuốc lá hoặc ngừng sử dụng thuốc kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn vì những chất này có thể được chuyển hóa vào máu, gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị thì vui lòng thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bởi vì một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ amylase trong máu như aspirin, corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc cholinergic, nhóm thuốc gây nghiện, corticosteroid, asparaginase, indomethacin, thuốc tránh thai đường uống…

Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?

>>>>>Xem thêm: Gãy xương đòn di lệch chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?

Trước khi xét nghiệm máu bạn vẫn có thể uống nước như bình thường

Một vài lưu ý khác trước khi làm xét nghiệm máu

Để có được một kết quả xét nghiệm với độ chính xác cao thì bệnh nhân cần lưu ý một vài điều sau đây:

Tránh hoạt động thể chất trước khi xét nghiệm mẫu

Tâm trạng, tình trạng thể chất và tâm lý của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp tập luyện vất vả, bộc phát cảm xúc, đang bị nhiễm trùng, sốc hoặc bị bỏng thì sẽ khiến lượng đường trong máu cao do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng năng lượng vào thời điểm đó, kích thích giải phóng nhiều glucose vào máu hơn. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ và tránh vận động mạnh trước khi xét nghiệm máu.

Thời điểm lấy máu tốt nhất

Bạn nên đăng ký lấy máu vào buổi sáng. Nếu bạn không biết xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn và xét nghiệm nào không thì tốt nhất nên nhịn ăn khoảng 8 giờ trước khi xét nghiệm. Tránh uống rượu, trà, cà phê, bia, nước ngọt, sữa, nước trái cây…, để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi trước khi xét nghiệm máu có uống nước được không thì câu trả lời là có đối với nước lọc. Bạn không nên uống bất kỳ loại nước nào kể trên ngoại trừ nước lọc tinh khiết để không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả xét nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *