Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là một công cụ rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của một người. Trong đó quan trọng nhất là kết quả xét nghiệm bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu hạt có chỉ số Gran trong xét nghiệm máu. Vậy chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Bạn đang đọc: Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ yêu cầu trong quá trình khám và điều trị. Nó cung cấp các chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá tiến độ điều trị.

Công dụng của xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu thường khá đơn giản và gồm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Việc xác định chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các chỉ số khác có thể giúp chẩn đoán sớm các loại bệnh như bệnh thiếu máu, suy tủy, ung thư máu và các bệnh viêm nhiễm khác.

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp chẩn đoán sớm bệnh thiếu máu
  • Xét nghiệm đường huyết: Giúp xác định lượng đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Giúp xác định nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu.
  • Xét nghiệm men gan: Bao gồm men ALT hay còn gọi là SGPT và enzyme AST với tên gọi khác là SGOT được giải phóng khi tế bào gan bị tổn thương. ALT chủ yếu tồn tại ở gan, trong khi AST không chỉ tồn tại ở gan mà còn tồn tại ở cơ tim, cơ vân, tuyến tụy, thận, não… Vì vậy, nồng độ ALT đặc hiệu cho tổn thương gan hơn nồng độ AST. Giá trị bình thường của AST là từ 9 đến 48 và của ALT là từ 5 đến 49.

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Gran trong xét nghiệm máu là chỉ số mô tả số lượng bạch cầu hạt trong cơ thể và là tên viết tắt của Granulocyte. Theo các bác sĩ trong máu của chúng ta có rất nhiều loại tế bào tồn tại với các chức năng khác nhau, chủ yếu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Đặc biệt, bạch cầu được chia thành nhiều loại, một trong số đó là bạch cầu hạt. Loại tế bào này có đặc điểm là tế bào chất sẽ có màu sắc khác nhau khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, ngoài ra còn có các đặc điểm như sau:

  • Bạch cầu hạt có khả năng thay đổi hình dạng, đặc biệt có thể di chuyển qua vách giữa các tế bào qua với chuyển động có hướng bằng chân giả với tốc độ khoảng 40 mm/phút về phía có hiện tượng viêm.
  • Bạch cầu hạt là tế bào máu có khả năng thực bào và ẩm bào.
  • Bạch cầu hạt cũng có khả năng đáp ứng với nhiều kích thích hóa học, chẳng hạn như các hợp chất được tạo ra bởi mô viêm hoặc vi khuẩn, thậm chí các hợp chất được đưa vào từ bên ngoài cơ thể. Do đó, hoá ứng động dương tính có nghĩa là bạch cầu hạt bị thu hút và tập trung vào mô viêm, trong khi đó hoá ứng động âm tính có nghĩa là bạch cầu hạt di chuyển ra khỏi mô viêm.
  • Trong một số trường hợp, bạch cầu hạt còn có khả năng đáp ứng với các kích thích nhiệt.

Hiện nay, các nhà khoa học chia bạch cầu hạt thành ba loại và đặt tên theo thuộc tính nhuộm màu của chúng, cụ thể như sau:

  • Neutrophil hay còn gọi là bạch cầu hạt trung tính.
  • Basophil hay còn có tên gọi khác là bạch cầu hạt ái kiềm.
  • Eosinophil hay là bạch cầu hạt ái toan.

Tìm hiểu thêm: Các kiểu chóng mặt thường gặp – Cách phòng và điều trị chóng mặt

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?
Gran trong xét nghiệm máu là chỉ số mô tả số lượng bạch cầu hạt trong cơ thể

Ý nghĩa của chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Mỗi loại bạch cầu hạt sẽ đảm nhận một chức năng và có vai trò riêng trong cơ thể, cụ thể như sau:

  • Bạch cầu hạt trung tính: Loại bạch cầu này có khả năng vận động vào thực bào mạnh mẽ, chiếm phần lớn số lượng bạch cầu trong cơ thể nên đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng là tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, xử lý các mô bị thương, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm phạm của các tác nhân có hại.
  • Bạch cầu hạt ưa acid: Loại tế bào này có nhiệm vụ giải độc protein và các chất lạ trước khi chúng có thể gây hại cho cơ thể. Khả năng thực bào của bạch cầu hạt ưa acid yếu hơn bạch cầu hạt trung tính.
  • Bạch cầu hạt ưa base: Loại bạch cầu hạt này hiếm nhất, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số bạch cầu trong cơ thể. Đặc biệt là chúng không có khả năng di chuyển và thực bào nên chức năng chính của nó chủ yếu liên quan đến phản ứng dị ứng.

Cách đọc kết quả Gran trong xét nghiệm máu

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu hay số lượng bạch cầu hạt ở một người bình thường sẽ dao động từ 2000 đến 7800 tế bào trên mỗi milimet khối máu.

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không? Nguyên nhân và cách xử lý được bác sĩ khuyến cáo

Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu sẽ dao động từ 2000 đến 7800 tế bào trên mỗi milimet khối máu

Mỗi thành phần cơ bản của bạch cầu hạt sẽ có giới hạn bình thường khác nhau, cụ thể như sau:

  • Bạch cầu hạt trung tính: Số lượng 1700 đến 7000 tế bào/mm3, chiếm 60 đến 66%.
  • Bạch cầu hạt ưa acid: Chỉ có khoảng 10 đến 50 tế bào/mm3 máu nên tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 0,5 đến 1%.
  • Bạch cầu hạt ưa base: Số lượng bình thường khoảng 50 đến 500 tế bào/mm3 máu, chiếm từ 2 đến 11%.

Nếu chỉ số Gran cao trong xét nghiệm máu có nghĩa là số lượng bạch cầu hạt đã tăng trên mức trung bình. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm do các chủng vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Gran trong xét nghiệm máu nghĩa là gì. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc biết được những kiến thức cơ bản về chỉ số Gran cũng như những công dụng của việc xét nghiệm máu đem lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *