Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả

Khi những hạt mạt bụi nhỏ nhẹ bay trong không khí và tiếp xúc với mắt, mũi, hoặc đường hô hấp của bạn, chúng có thể kích thích hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng dị ứng. Đây chính là tình trạng dị ứng mạt bụi.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả

Mạt bụi hay còn được gọi là mạt nhà, là một loài bọ nhỏ thuộc họ nhện. Chúng có xu hướng sống trong bụi nhà và có khả năng tồn tại ở hầu như mọi nơi. Tuy nhiên, chúng phát triển mạnh mẽ nhất trong môi trường nóng ẩm. Việc tiếp xúc thường xuyên với con mạt bụi có thể gây ra dị ứng, và nếu không được kiểm soát, thì có thể dẫn đến viêm xoang và hen suyễn.

Các dấu hiệu khi bị dị ứng mạt bụi

Dị ứng mạt bụi hoặc dị ứng mạt nhà sẽ gây ra một loạt các triệu chứng, có mức độ từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Dưới đây là một vài các triệu chứng thường gặp:

  • Chảy nước mũi hoặc ngứa mũi: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Bạn có thể bị kích thích trong mũi, dẫn đến chảy nước mũi hoặc ngứa mũi.
  • Chảy dịch mũi sau: Một phần của dịch mũi có thể chảy xuống họng, gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau họng.
  • Ngứa da: Da sẽ bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ do tiếp xúc với mạt bụi.
  • Nghẹt mũi: Sự sưng tắc trong xoang mũi sẽ dẫn đến nghẹt mũi, gây khó khăn trong việc thở qua mũi.
  • Áp lực lên xoang mũi: Sưng tắc trong xoang mũi cũng gây áp lực và đau nhức vùng mặt.
  • Ngứa, chảy nước mắt hoặc đỏ mắt: Mắt có thể bị ngứa, chảy nước hoặc đỏ do dị ứng mạt bụi.
  • Đau họng: Sự kích thích từ mạt bụi cũng gia tăng khả năng gây ra đau họng.
  • Ho: Ho cũng là một triệu chứng thường xuất hiện khi dị ứng mạt bụi, đặc biệt là khi mạt bụi kích thích đường hô hấp.
  • Sưng và có quầng thâm ở mắt: Đôi mắt người bị dị ứng có thể sưng và xuất hiện quầng thâm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với mạt bụi.
  • Khó ngủ: Tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi kéo dài sẽ gây ra khó khăn trong việc ngủ đêm.

Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả

Dị ứng mạt bụi gây sưng ở mắt, ho, ngứa da, nghẹt mũi,…

Ngoài ra, nếu bạn đã được chẩn đoán bị hen suyễn và dị ứng mạt bụi, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng sau:

  • Đau ngực: Sự co bóp mạnh trong phổi gây đau ngực.
  • Khó thở: Tình trạng thở khó khăn hơn khi tiếp xúc với mạt bụi.
  • Khò khè, ho hoặc hụt hơi: Các triệu chứng ho có thể gia tăng gây cản trở hô hấp.
  • Nói chuyện khó khăn: Do sự hạn chế trong việc lưu thông không khí, việc nói chuyện sẽ gặp nhiều trở ngại.
  • Cơn hen nặng: Một số người có thể trải qua các cơn hen nặng do dị ứng mạt bụi.

Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi?

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với một chất cụ thể, thường không gây hại cho cơ thể. Các chất gây dị ứng này có thể bao gồm nhiều loại, ví dụ như thực phẩm, phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, hóa mỹ phẩm và nhiều loại khác.

Dị ứng mạt bụi xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với con mạt bụi nhà. Nó sẽ gây ra dị ứng da, hay còn được gọi là dị ứng bụi. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra dị ứng bụi không phải là bụi mà chính là con mạt nhà. Vậy mạt bụi là gì và mạt bụi nhà là gì?

Mạt bụi là một loại côn trùng nhỏ, thường sống trong bụi nhà. Chúng phát triển rất nhanh, ngay cả khi bạn thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa. Thực tế, phòng ngủ thường là nơi mà mạt bụi phát triển mạnh mẽ nhất. Bởi vì giường, thảm, và đệm tạo ra môi trường có độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mạt bụi sinh sản.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả
Dị ứng mạt bụi xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với con mạt bụi nhà

Các triệu chứng của dị ứng mạt bụi nhà sẽ gia tăng theo thời gian, khi bạn tiếp tục tiếp xúc với các hạt bụi bẩn chứa mạt nhà. Hắt hơi là tình trạng xảy ra khi tiếp xúc với mạt bụi, nhưng chỉ một số người mới phát triển dị ứng mạt bụi do phản ứng miễn dịch của họ.

Các biến chứng nào xảy ra khi bị dị ứng mạt bụi?

Đối với người bị dị ứng mạt bụi hay mạt nhà, việc tiếp xúc với mạt bụi hay phân của con mạt nhà trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm xoang: Tình trạng dị ứng mạt nhà gây viêm mạn tính có thể gây tắc nghẽn các xoang làm tăng nguy cơ viêm xoang ̣̣(nhiễm trùng xoang).
  • Bệnh hen suyễn: Người bị hen suyễn và dị ứng với mạt bụi thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ khiến ​​cơn hen suyễn trở nên nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức hoặc chăm sóc khẩn cấp.

Làm thế nào để cải thiện dị ứng do mạt bụi gây ra?

Nếu bạn bị dị ứng mạt bụi nhà, một số biện pháp và lựa chọn điều trị mà bạn có thể áp dụng để giảm các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể. Dưới đây là một số cách xử lý dị ứng mạt bụi mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Hạn chế tiếp xúc với mạt bụi

Cách cải thiện dị ứng tốt nhất đó chính là tránh tiếp xúc với mạt bụi. Bao gồm việc thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, giặt giũ chăn drap, và duy trì sạch sẽ môi trường sống.

Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Tác dụng của răng khôn là gì? Chúng ta có nên nhổ răng khôn không?

Cách cải thiện dị ứng tốt nhất đó chính là tránh tiếp xúc với mạt bụi

Sử dụng thuốc kê đơn

Nếu việc hạn chế tiếp xúc không đủ hoặc không khả thi, thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc kê đơn, hoặc không kê đơn để giảm các triệu chứng dị ứng mạt bụi. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Allegra hoặc Claritin, giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, và ngứa mũi.
  • Corticosteroid dạng xịt mũi: Flonase hoặc Nasonex, giúp làm giảm viêm mũi. Dạng xịt mũi thường ít tác dụng phụ hơn so với Corticosteroid đường uống.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Sudafed hoặc Afrin, có tác dụng thu nhỏ các mô trong đường mũi, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc kết hợp kháng histamine và chống nghẹt mũi: Actifed hoặc Claritin-D, giúp giảm nhiều triệu chứng dị ứng mạt bụi.

Trong bài là các thông tin về tình trạng dị ứng mạt bụi và cách xử trí hiệu quả. Mong rằng từ những nội dung trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc cải thiện tình trạng này của cơ thể, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *