Tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng tuổi phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức vấn đề. Bé sẽ rất vui khi gặp lại người quen hay nhận ra những nơi mà bản thân đã từng đi chơi ở trước đó.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng tuổi đã bắt đầu chạm đến giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”. Bé không chỉ phát triển về ngôn ngữ mà còn có sự vượt trội về nhận thức, cảm xúc,… Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn này nhé!

Tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ 22 tháng tuổi

Dựa vào bảng chiều cao, cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO, có thể tính trung bình chiều cao và cân nặng mà trẻ 22 tháng tuổi cần đạt được như sau:

  • Bé gái: 81,7cm và 10,4kg.
  • Bé trai: 83,2cm và 11,1kg.

Nếu chênh lệch không nhiều so với chuẩn trung bình thì không sao, nhưng nếu bé chênh lệch quá nhiều thì bạn nên đưa con đến các bệnh viện để được thăm khám và tư vấn. Trường hợp con yêu không đạt mốc như mong đợi, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi

Cân nặng của trẻ 22 tháng tuổi con gái tầm khoảng 10.4kg

Sự phát triển của trẻ 22 tháng tuổi

Sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi bao gồm cả thể chất, nhận thức, cảm xúc và ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu từng yếu tố sau:

Thể chất của trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng biết làm gì? Ở độ tuổi này, bé có thể chạy dù chưa thật sự thành thạo. Bé cũng có thể ngồi xổm, đi thụt lùi, đứng một chân khi có điểm tựa, đá bóng, cưỡi xe 3 bánh, đi ô tô trò chơi,… Khả năng giữ thăng bằng của trẻ khá tốt và thích khám phá những điều mới mẻ.

Đến cuối tháng 22, răng của bé về cơ bản mọc được 16 cái và sẽ bắt đầu mọc cái thứ 17. Bé hoàn thiện các kỹ năng nhai và tự dùng thìa múc thức ăn một cách khéo léo. Các động tác xoay mở nắp hộp, ngăn tủ hay chơi các trò chơi xếp khối đơn giản cũng ngày càng thành thạo.

Nhận thức của trẻ 22 tháng tuổi

Ở giai đoạn 22 tháng tuổi, trẻ cũng phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức vấn đề. Bé sẽ rất vui khi gặp lại người quen hay nhận ra những nơi mà bản thân đã từng đi chơi ở trước đó. Về cơ bản, bé đã nhận biết được hình dáng của đồ vật và phương hướng của mọi vật xung quanh. Bạn sẽ thấy bé ghi nhớ và gọi tên những hình vẽ đơn giản, biết đặt đồ chơi đúng hướng, biết nhận biết vị trí đồ chơi dù ở khuất tầm nhìn,…

Giai đoạn này, bé ngày càng tò mò và thích thú khám phá với những thứ xung quanh. Thậm chí, bé đã bắt đầu bắt chước và học hỏi thông qua những hành động của bố mẹ.

Cảm xúc và giao tiếp xã hội của trẻ 22 tháng tuổi

Như đã nói, 22 tháng là lúc chạm đến giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Bạn sẽ thấy trẻ rất dễ giận dữ và cáu gắt khi bị giật đồ chơi, khi không có được thứ mình muốn,… Thỉnh thoảng, bé sẽ khóc nhè, mè nheo, cảm thấy khó chịu khi không được chú ý, nhưng rất nhanh sẽ trở lại bình thường.

Bé khá nhát khi tiếp xúc với người lạ và thường gắn bó thân thiết với những người quen thuộc ở nơi xa lạ. Tuy nhiên, bé vẫn rất thích chơi với các bạn cùng lứa và bắt đầu học cách chia sẻ đồ chơi, thức ăn,…

Tìm hiểu thêm: Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?

Tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi
Trẻ 22 tháng tuổi đã bắt đầu chạm đến giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”

Ngôn ngữ của trẻ 22 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé đã nói được khá rành các từ đơn và câu ngắn 2 – 3 từ. Bố mẹ nên bắt đầu dạy bé nói những từ đơn giản như: “Cảm ơn”, “vâng ạ”, trả lời số tuổi, tên bố mẹ, tên mình,… Một vài trẻ còn có thể học được cách giao tiếp không lời mà bố mẹ muốn truyền tải qua cử chỉ, chẳng hạn như đưa tay lên môi là yêu cầu bé giữ trật tự, khoanh tay để nói cảm ơn,…

Giai đoạn này, trẻ vẫn bắt chước bố mẹ, người lớn bằng cách lặp lại các từ hoặc cụm từ mà trẻ nghe được. Để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ nên trò chuyện với con nhiều hơn, thường xuyên đọc truyện cho con nghe. Bé có thể học và lặp lại được những từ nghe được, có thể hát theo,… Các thói quen, lối sống nề nếp cũng bắt đầu được hình thành.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Chế độ ăn cần đầy đủ nhóm chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Vào bữa phụ có thể uống sữa, ăn bánh quy, uống nước ép trái cây nhưng không quá nhiều.

Đặc biệt, giai đoạn này bé vẫn cần bổ sung nhiều sữa, sữa mẹ hoặc sữa công thức đều được. Không nên cho bé ăn các thực phẩm cứng, thực phẩm quá to. Mẹ cũng có thể cho bé thưởng thức các món ăn mới, nhưng không nên ép và đổi món liên tục. Hãy bắt đầu với một lượng nhỏ trước, từ thỉnh thoảng đến thường xuyên.

Tìm hiểu sự phát triển toàn diện của trẻ 22 tháng tuổi

>>>>>Xem thêm: Đau mặt ngoài cổ tay là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 22 tháng tuổi cần đầy đủ các nhóm chất

Trẻ 22 tháng tuổi có thể ngủ xuyên đêm mà không quấy phá mẹ như lúc còn nhỏ. Bố mẹ hãy đảm bảo bé ngủ đủ 11 – 12 giờ mỗi đêm, ngủ trưa 1,5 – 3 giờ. Nếu bé khó ngủ, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục, có thể do môi trường, có thể do bé khó chịu khi mọc răng,… Việc rèn luyện cho con đi ngủ đúng giờ cũng sẽ phần nào cải thiện được tình trạng này.

Ở giai đoạn 22 tháng tuổi, trẻ có sự phát triển về trí tuệ, thể chất, cảm xúc,… Bố mẹ cần có sự kiên nhẫn khi dạy con, không nên la mắng hay dùng vũ lực. Ngoài ra, không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi hay điện thoại quá lâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự tương tác thực tế của các bé. Thay vào đó, hãy dành thời gian để chơi với con, dạy con cách phân biệt đồ vật, cách ghi nhớ, cách nói chuyện,…

Trên đây là những thông tin về sự phát triển của trẻ 22 tháng tuổi. Hy vọng bố mẹ đã có được những kiến thức hữu ích để dạy dỗ và chăm sóc bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *