Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tình trạng phổ biến là nóng trong người. Khi bị nóng trong, trẻ sẽ nổi mẩn ngứa đi kèm nhiều triệu chứng khác khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là do nguyên nhân nào và cách xử lý cho trường hợp này là gì?
Bạn đang đọc: Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là do những nguyên nhân gì?
Những dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ bị nóng trong người là nổi mẩn ngứa, bị nhiệt miệng, hay cáu gắt, bỏ ăn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong nhưng chủ yếu là do gan, thận hoạt động kém, dẫn tới không loại bỏ được các độc tố ra ngoài cơ thể. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là triệu chứng gì và cách điều trị hiệu quả.
Contents
Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là gì?
Đối tượng nào cũng có thể bị nóng trong mẩn ngứa, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị bệnh nhất. Đây là tình trạng phát ban nhiệt hay phát ban do nóng trong.
Khi bị bệnh, trên da bé sẽ nổi những nốt mụn nhỏ, màu đỏ khắp cơ thể, mọc nhiều nhất là những vùng ra nhiều mồ hôi như vùng trán, cổ, lưng, vùng mặc tã lót, vùng có các nếp gấp,…
Nếu thời tiết trở nên mát hơn, trẻ cũng ít đổ mồ hôi hơn thì tình trạng trẻ bị nóng trong mẩn ngứa có thể được cải thiện nhanh. Khi trẻ bị phát ban nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến da tổn thương, phát ban càng lan rộng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng toàn thân, gây tử vong.
Phân loại tình trạng nóng trong mẩn ngứa
Bệnh được chia thành 3 dạng như sau:
Ban hạt kê: Trẻ sơ sinh hay bị dạng bệnh này. Triệu chứng của bệnh gồm nổi những bọng nước trắng li ti trên da bé, xung quanh không bị sưng, tấy đỏ và không gây ngứa. Những mụn này sẽ biến mất trong khoảng vài giờ hay vài ngày.
Ban kê đỏ: Còn gọi là tình trạng rôm sảy và rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa nóng. Triệu chứng gồm da của bé đỏ lên, nổi nhiều mụn bóng nước lấm tấm trên da, có thể mọc đơn lẻ, rời rạc hoặc mọc thành chùm. Những nốt bọng nước gây ngứa rát, rất khó chịu khiến bé gãi nhiều và thường xuyên quấy khóc.
Ban kê sâu: Khá hiếm gặp, còn gọi là ban kê mủ. Thông thường, những trẻ bị rôm sảy không được chăm sóc đúng cách, khiến bệnh tái phát nhiều lần thì chuyển thành tình trạng ban kê sâu (viêm da nặng hơn, gây nhiễm trùng thứ phát). Bệnh không gây ngứa nhưng làm kiệt sức.
Dấu hiệu, nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong mẩn ngứa
Vào thời tiết nắng nóng, trẻ bị nóng trong mẩn ngứa thường hơn. Do đó, mẹ cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của bé. Khi trẻ bệnh, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp.
Dấu hiệu khi trẻ bị nóng trong
Nổi rôm sảy, mụn nhọt: Đây là biểu hiện điển hình khi trẻ bị nóng trong. Lúc này, việc thanh lọc độc tố không hiệu quả do hoạt động của gan suy giảm. Trẻ bị nổi rôm, nổi mụn nhiều hay ít, nặng hay nhẹ tùy vào lượng độc tố nhiều hay ít. Với những trường hợp bệnh nặng, mụn nhọt làm trẻ bị ngứa, đau, nếu gãi hoặc cọ xát mạnh nhiều lần khiến mụn bị vỡ gây nhiễm trùng da.
Trẻ bị táo bón: Tình trạng thiếu chất xơ hoặc mất nước khiến phân bị khô, cứng gây táo bón. Tình trạng không đi ngoài được kéo dài khiến trẻ khó chịu, chướng bụng dẫn đến ăn uống kém ngon miệng, biếng ăn.
Da khô hơn, dễ bong tróc: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nóng trong là da khô, dễ bong tróc, nhất là da ở phần môi hoặc tay do cơ thể thiếu nước.
Nước tiểu vàng: Nước tiểu của bé có màu vàng đậm hoặc màu đỏ do lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao. Thận hoạt động quá mức dẫn đến quá tải để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.
Hơi thở nóng hoặc có mùi hôi: Do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn khiến hơi thở nóng, miệng khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ gây nên hơi thở có mùi rất nồng.
Trẻ bị nóng trong là do đâu?
Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong mần ngứa gồm:
Uống quá ít nước, ăn ít chất xơ: Việc thiếu nước hoặc chất xơ làm cản trở quá trình bài tiết và tiêu hóa, khiến các chất thải không được bài tiết ra ngoài mà tích tụ trong người gây tình trạng nóng trong.
Thực đơn quá nhiều đạm: Cần nhiều năng lượng để tiêu hóa chất đạm nên cơ thể sản sinh nhiều nhiệt hơn gây ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng ở trẻ.
Ăn nhiều gia vị và dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao gây sức ép lên các tuyến bã hoạt động dưới da, làm ức chế, bài tiết kém khiến da dễ nổi mụn.
Do ảnh hưởng từ sữa mẹ: Trong những năm đầu đời của trẻ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và trực tiếp cho trẻ. Nếu mẹ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh (ăn cay nóng, dầu mỡ, mất ngủ, mệt mỏi, dùng nhiều kháng sinh…) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi cho con bú.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý vết thương tĩnh mạch mạc treo tràng trên như thế nào mới đúng?
Không tiêu hóa sữa ngoài, pha sữa sai cách: Trẻ bị nóng trong gây táo bón nên không tiêu hóa được hết các dưỡng chất từ nguồn sữa ngoài hoặc mẹ pha sữa sai cách khiến hao hụt dưỡng chất.
Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa do nóng trong
Khi xuất hiện những biểu hiện trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ như sau:
- Liên tục theo dõi thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế. Khi trẻ bị sốt, cần hạ sốt ngay, có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, lau người cho trẻ bằng khăn ấm, nhất là vùng cổ, nách và bẹn của bé.
- Để giảm nhiệt trên da, thường xuyên lau sạch mồ hôi cho trẻ.
- Nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ như uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, bú sữa mẹ, sử dụng điện giải oresol theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn các loại cháo, súp loãng.
- Để tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc lây nhiễm, mẹ nên cách ly trẻ với những trẻ khác.
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh gãi và làm xước da, gây nhiễm trùng.
- Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu có những dấu hiệu sau: Phát ban trên da lan rộng hơn, có hiện tượng da sưng đỏ, trẻ gãi nhiều, không hạ sốt, quấy khóc…
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan mãn tính có để lại biến chứng cho sức khỏe không?
Khi trẻ bị phát ban do nóng trong cần tránh điều gì?
Khi trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, mẹ tránh những điều sau đây để tình trạng bệnh của trẻ không trở nên nghiêm trọng hơn:
- Không bôi thuốc dạng kem lên vùng da bị phát ban của trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi bác sĩ kê đơn thuốc cho trường hợp trẻ có hiện tượng trầy xước, loét, chảy nước thì cha mẹ cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ bị phát ban, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ, tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng đồng thời nên ăn nhạt hơn.
- Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc mặn vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.
Qua bài viết trên, mẹ đã có thêm những thông tin về tình trạng trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, nhất là vào mùa nóng. Khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng này, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay.