U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

U não ở trẻ em là tình trạng xuất hiện khối u bất thường ở bất kỳ vị trí nào trên não của trẻ. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng từ lành tính đến ác tính với mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến tuổi thành niên. Nhiều cha mẹ đưa con đi khám và phát hiện trẻ bị u não rất hoang mang lo lắng, bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về triệu chứng của bệnh, các xét nghiệm cần làm và hướng điều trị của căn bệnh này.

Bạn đang đọc: U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

U não ở trẻ em là loại u thường gặp và chiếm ¼ trong tổng số bệnh lý u ở trẻ em. Vậy u não ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng của nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn.

Triệu chứng của trẻ bị u não

Tùy theo tuổi mắc bệnh, vị trí và tính chất mô bệnh học của khối u mà bệnh nhi có các biểu hiện lâm sàng với hội chứng tăng áp lực nội sọ, dấu hiệu thần kinh khu trú, rối loạn hành vi, rối loạn nội tiết,…

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Thường gặp nhất trong u não trẻ em với biểu hiện bằng các triệu chứng đau đầu, nôn và buồn nôn.

  • Đau đầu: Trẻ thường đau nhiều vào sáng sớm hay nửa đêm về sáng, cơn đau dai dẳng, lặp lại hàng ngày, ngày càng đau nhiều hơn về cả cường độ và thời gian. Ở trẻ còn nhỏ có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít, vật vã.
  • Nôn: Thường đi kèm với triệu chứng đau đầu nhưng cũng có trường hợp bệnh nhi đi khám vì triệu chứng nôn đơn thuần. Đặc điểm là nôn vọt, trẻ nôn tự nhiên không liên quan đến bữa ăn và thường nôn vào buổi sáng. Sau nôn cảm thấy mệt hơn nhưng lại đỡ đau đầu. Nếu trẻ nôn nhiều có thể dẫn đến suy kiệt, mất nước, rối loạn điện giải.
  • Ở các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì các triệu chứng trên thường ít gặp mà thường biểu hiện qua dấu hiệu kích thước vòng đầu tăng lên nhanh hơn tốc độ tăng của trẻ cùng lứa tuổi, các khớp sọ giãn rộng, da đầu căng, thóp phồng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu.

U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Tăng áp lực nội sọ gây đau đầu ở trẻ em

Dấu hiệu thần kinh khu trú

Tùy theo vị trí của u não mà sẽ có những triệu chứng rối loạn do vùng đó chi phối:

  • U ở thân não khiến bệnh nhi rối loạn thăng bằng, đi loạng choạng hay bị ngã,…
  • U ở tiểu não làm cho trẻ yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nhìn, hiểu lời nói nhưng trẻ không nói được hoặc nói được nhưng không hiểu.

Thay đổi hành vi

Việc thay đổi tính cách, hành vi, giảm kết quả học tập thường kín đáo, cha mẹ cần chú ý quan sát mới nhận thấy sự thay đổi này. Trẻ khó hòa nhập được với mọi người xung quanh, dễ cáu gắt hoặc kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc ở trạng thái buồn ngủ.

Rối loạn nội tiết

  • Giảm tiết hormone khiến trẻ chậm phát triển về thể lực, không dậy thì, đái tháo nhạt gợi ý các khối u ở vùng tuyến yên hay vùng dưới đồi (u thần kinh đệm, u sọ hầu).
  • Tăng tiết hormone khiến trẻ dậy thì sớm nhưng ít gặp hơn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như động kinh, các bất thường về mắt (giảm thị lực, rung giật nhãn cầu, nhìn đôi), phù gai thị (thường gặp ở trẻ lớn).

U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Cách đo vòng đầu cho trẻ để theo dõi tốc độ phát triển

Các xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện u não ở trẻ em

Kết quả của xét nghiệm sẽ quyết định phần lớn phương thức điều trị cho trẻ, giúp định vị trước mổ, đánh giá kết quả sau mổ và theo dõi điều trị. Các xét nghiệm thường được đề nghị là:

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não MRI là phương tiện chẩn đoán hữu hiệu nhất hiện nay giúp xác định chính xác vị trí, kích thước, độ ác tính và tính chất xâm lấn của khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cho phép khảo sát các phương diện như MRI nhưng chỉ đánh giá được một phần nào đó độ ác tính của khối u dựa trên phân tích đặc điểm của các hình ảnh.
  • Siêu âm qua thóp chỉ thực hiện đối với trẻ sơ sinh khi thóp chưa đóng kín, cho phép chẩn đoán được vị trí, kích thước của u, là u đặc hay u nang và sự thông thương của các não thất.
  • Chọc dò tủy sống thắt lưng để xét nghiệm dịch não tủy trong trường hợp cần phân biệt với các tổn thương viêm não, áp xe não.
  • Một số xét nghiệm khác như điện não đồ (trường hợp trẻ có biểu hiện động kinh), xét nghiệm hormone nội tiết, xạ hình thận, xét nghiệm phân tử,…

Tìm hiểu thêm: Chụp X quang schuller là gì? Giúp chẩn đoán bệnh gì?

U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Hình ảnh u não trên phương tiện khảo sát

Điều trị u não ở trẻ em

Có 4 phương thức điều trị bao gồm điều trị nội khoa, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và có thể điều trị đơn thuần hay kết hợp nhiều phương pháp. Tùy theo tuổi của bệnh nhi, vị trí khối u, tính chất xâm lấn và đặc điểm giải phẫu bệnh mà các bác sĩ nội khoa thần kinh, phẫu thuật viên cùng người nhà của trẻ bàn luận và chọn ra phương pháp điều trị để đạt hiểu qua cao và an toàn nhất.

Điều trị phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên, có thể điều trị nhanh và khỏi hoàn toàn đối với một số loại u não trẻ em. Phẫu thuật viên sẽ cố gắng loại bỏ hết u nếu có thể hoặc giảm tối đa thể tích khối u, giảm biến chứng chèn ép do u gây ra mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ về sự sống cũng như chất lượng sống. Nếu u ở vị trí khó lấy thì có thể sinh thiết mô bệnh học bằng kim để phục vụ cho việc triều trị xạ trị hoặc hóa trị sau này.

Điều trị nội khoa chỉ là phương pháp điều trị các triệu chứng như động kinh, chống phù não để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật.

Xạ trị và hóa trị có thể phối hợp trong lúc phẫu thuật hoặc sau khi mổ và có những chỉ định riêng.

U não ở trẻ em: Triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Bị trật khớp lưng phải làm sao? Cách nhận biết trật khớp lưng

Điều trị u não ở trẻ em vẫn đang phát triển

U não ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác với u não người lớn vì não của trẻ em vẫn còn ở giai đoạn hoàn thiện và phát triển nhất là 3 năm đầu sau sinh, vì vậy việc lựa chọn phương pháp và kết hợp nên được bàn luận kĩ càng và có sự đồng thuận giữa cha mẹ bệnh nhi và bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *