Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một vấn đề quan trọng cần cha mẹ quan tâm để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ. Trong đó, trẻ thiếu máu nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người.
Bạn đang đọc: Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở trẻ em ngày nay. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, bao gồm sắt, vitamin C, và folate. Vậy trẻ thiếu máu nên ăn gì?
Contents
Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ, bao gồm: Suy dinh dưỡng, yếu đuối, mệt mỏi, suy giảm trí tuệ, và gây hậu quả khôn lường đối với phát triển tâm hồn và thể chất của trẻ.
Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trong nhóm 5-9 tuổi là 9,2% và nhóm trẻ em 10-14 tuổi là 8,4%.
Trẻ bị coi là thiếu máu khi nồng độ hemoglobin (Hb) dưới 100g/l trong độ tuổi 6 tháng đến 6 tuổi và dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở trẻ em:
- Thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn không cung cấp đủ.
- Trẻ bị mất máu do chấn thương, chảy máu tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Trẻ hấp thu sắt kém: Tiêu chảy kéo dài, gặp vấn đề về hấp thu, hoặc dạ dày và ruột.
- Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, vào thời kỳ dậy thì, có nhu cầu sắt cao, nhưng nếu cung cấp sắt không đủ, cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Có thể thấy, trẻ thiếu máu có sự liên hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng, chính vì thế nên “trẻ thiếu máu nên ăn gì?” là một vấn đề thu hút được nhiều người quan tâm.
Những dấu hiệu ở trẻ bị thiếu máu
Tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu, các triệu chứng có thể khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến của thiếu máu ở trẻ em bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Hoa mắt, chóng mặt;
- Khó thở;
- Da xanh xao;
- Nhịp tim nhanh;
- Khó tập trung;
- Chán ăn, giảm sự thèm ăn;
- Móng tay dễ gãy;
- Tóc dễ rụng;
- Tăng cân chậm.
Tìm hiểu thêm: Hormone tăng trưởng chiều cao tiết ra lúc nào?
Trẻ thiếu máu nên ăn gì?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em. Một chế độ ăn giàu sắt, vitamin B12, và folate có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đảm bảo con trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Vậy trẻ bị thiếu máu nên bổ sung gì?
Ngũ cốc
Ngũ cốc là một phần quan trọng của chế độ ăn dành cho trẻ thiếu máu thiếu sắt. Chất xơ trong ngũ cốc có thể giúp cải thiện quá trình hấp thu sắt trong tiêu hóa của trẻ, làm cho sắt dễ dàng hấp thụ hơn. Bên cạnh đó, ngũ cốc còn chứa các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một số loại ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc có thể làm bữa sáng tiện lợi dành cho trẻ là: Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch,… để làm bữa ăn sáng tiện lợi cho trẻ.
Thịt đỏ và nội tạng
Thịt đỏ là một lựa chọn thích hợp để trả lời cho câu hỏi trẻ thiếu máu nên ăn gì. Đây là nguồn cung cấp sắt heme, một dạng sắt dễ hấp thụ hơn sắt không heme. Ưu tiên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc,… cho trẻ. Ngoài ra, Thịt đỏ cũng là một nguồn tốt của protein, quan trọng cho sự phát triển và tái tạo hồng cầu.
Cá và động vật có vỏ
Bên cạnh việc dồi dào sắt, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B12, kẽm, magiê và omega-3 axit béo, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một số loại cá giàu sắt cho trẻ thiếu máu là cá hồi, cá ngừ, cá mòi, và cá trích,… và động vật có vỏ như: Hàu, trai, tôm, và cua.
Các loại đậu
Các loại đậu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị thiếu máu ở trẻ em. Đồng thời, chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có thể giúp tăng cường hấp thu sắt, bao gồm vitamin C và folate. Một điều mà cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng thực phẩm này là các loại đậu đã được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn các loại đậu sống. Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt,… để trẻ tăng cường hấp thu sắt.
>>>>>Xem thêm: Chụp X quang răng khôn và những thông tin cần biết
Socola đen
Muốn cung cấp sắt cho trẻ thì không thể không kể đến socola đen – một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Một khẩu phần 85g socola đen chứa khoảng 7mg sắt. Lời khuyên là nên chọn socola đen có nhiều cacao hơn và ít đường bởi socola đen có hàm lượng cacao ít nhất 70% sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Chung quy lại, để xây dựng một chế độ ăn cho trẻ thiếu máu, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin C, và folate. Và kết hợp các loại thực phẩm giàu sắt với các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Đồng thời, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ và không xảy ra trường hợp không mong muốn. Cuối cùng, nếu trẻ thiếu máu nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống viên sắt bổ sung.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ thiếu máu nên ăn gì. Chúc các bậc cha mẹ có thể thiết kế một thực đơn dinh dưỡng phong phú và đa dạng để giúp trẻ bị thiếu máu nhanh hồi phục và duy trì sức khỏe tốt nhé!