Viêm môi dị ứng là một trong những bệnh da liễu phổ biến. Tình trạng này có thể gây khó chịu cho nhiều người với các biểu hiện như khô nứt nẻ, đau và ngứa môi.
Bạn đang đọc: Viêm môi dị ứng là gì? Phương pháp điều trị viêm môi dị ứng
Viêm môi dị ứng là tình trạng viêm kích ứng trên da môi và có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng. Rất nhiều người lo lắng về tình trạng này khi môi thường xuyên khô nứt nẻ, đau, ngứa và nhiều vảy da gây mất thẩm mỹ. Vậy, hãy cùng KenShin tìm hiểu viêm môi dị ứng là gì và phương pháp điều trị viêm môi dị ứng như thế nào qua bài viết dưới đây.
Contents
Bệnh viêm môi dị ứng là gì?
Bệnh viêm môi dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm môi, đây là tình trạng viêm hoặc kích ứng trên da môi. Viêm môi dị ứng là tình trạng liên quan đến viêm da dị ứng. Viêm môi dị ứng có những biểu hiện dễ dàng nhận thấy như môi khô, bong vảy hoặc nứt nẻ gây đau đớn. Biểu hiện này có những dấu hiệu giống như môi khi bị khô nứt nẻ. Tuy nhiên, môi khô nứt nẻ thường là tạm thời nhưng bệnh viêm môi dị ứng thường có xu hướng lâu dài, mạn tính.
Tình trạng viêm môi dị ứng có thể xuất hiện nếu có dị ứng với một chất nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng hoặc kem dưỡng da. Người bị bệnh viêm môi dị ứng cũng có thể có biểu hiện viêm da dị ứng ở những vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng vì tình trạng này không phải là bệnh lây truyền qua da.
Những loại viêm môi dị ứng
Thuật ngữ “viêm môi” mô tả tình trạng kích ứng môi nói chung. Trong đó, viêm môi dị ứng là dạng phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các loại viêm môi khác:
- Viêm góc môi, thường ảnh hưởng đến khóe miệng và thường là kết quả của nhiễm nấm hoặc nấm men.
- Viêm môi nhiễm trùng, có thể là hậu quả do nhiễm vi rút herpes simplex hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Ai có thể bị bệnh viêm môi dị ứng?
Bệnh viêm môi dị ứng là vấn đề về da phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Viêm môi dị ứng có thể ảnh hưởng đến đối tượng:
- Bị bệnh viêm da dị ứng.
- Có cơ địa dị ứng (nguy cơ di truyền phát triển dị ứng).
- Sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm khác dễ gây kích ứng trên môi của.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm môi dị ứng
Nguyên nhân gây bệnh viêm môi dị ứng
Nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh viêm môi dị ứng bao gồm:
- Chất gây dị ứng trong môi trường, thực phẩm, sản phẩm dưỡng môi hoặc thuốc.
- Bệnh viêm da dị ứng.
- Các chất gây kích ứng có trong son môi, son dưỡng môi, kem đánh răng hoặc nước súc miệng (viêm da tiếp xúc).
- Môi quá khô, thường do tuổi tác hoặc tiếp xúc với điều kiện nóng, khô.
Các triệu chứng của viêm môi dị ứng là gì?
Bệnh viêm môi dị ứng có thể ảnh hưởng đến môi trên, môi dưới hoặc cả hai. Nó cũng có thể lan sang vùng da xung quanh môi. Hiếm khi vùng tổn thương xâm lấn niêm mạc miệng của bạn. Các triệu chứng của bệnh viêm môi dị ứng có thể biến mất trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, tuy nhiên, sau đó các triệu chứng có thể đột ngột bùng phát và trở nên trầm trọng hơn.
Viêm môi dị ứng có thể có các triệu chứng đặc trưng sau:
- Môi khô nứt nẻ gây đau và ngứa.
- Những vị trí tổn thương có thể sưng tấy đỏ.
- Vảy da môi khô xuất hiện nhiều.
Bệnh viêm môi dị ứng được chẩn đoán như thế nào?
Các bác sĩ có thể đánh giá đôi môi của bạn và kiểm tra da tại các vị trí khác có tình trạng viêm da dị ứng hay không. Họ cũng xem xét tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm bất kỳ tình trạng dị ứng nào bạn từng gặp phải hay tiền sử gia đình có người mắc viêm da dị ứng hoặc các tình trạng viêm môi dị ứng.
- Xét nghiệm dị ứng bằng cách đặt miếng bông có chứa chất gây dị ứng với cơ thể, nếu các biểu hiện của viêm môi dị ứng xuất hiện hoặc trở nên nặng nề hơn sau đó thì xét nghiệm này dương tính.
- Nếu nghi ngờ tình trạng này xuất hiện do nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm, một mẫu sẽ được lấy trong khoang miệng bằng một chiếc tăm bông.
- Sinh thiết da giúp xác định loại hình viêm môi dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây tình trạng da bị ngứa gãi nổi hột và cách xử lý
Bệnh viêm môi dị ứng được điều trị như thế nào?
- Nếu bạn bị viêm môi dị ứng, hãy cố gắng ngừng các thói quen như liếm hoặc cắn môi. Bạn cũng nên tránh các chất nghi ngờ gây kích ứng như son dưỡng môi hoặc son môi. Thay vào đó, có thể sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng, có chiết xuất tự nhiên để làm dịu môi khô, nứt nẻ.
- Thuốc mỡ chứa steroid để giảm viêm.
- Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người bị chàm môi nặng cần dùng steroid đường uống (uống) hoặc các kem bôi da kê theo toa đặc biệt để ngăn hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm môi dị ứng tái phát?
Tuy có thể không ngăn ngừa được bệnh viêm môi dị ứng phát triển trên môi khi đang bị viêm da dị ứng ở những nơi khác trên cơ thể, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách:
- Tránh son môi, son dưỡng hoặc các loại mỹ phẩm khác chứa nước hoa, thuốc nhuộm có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Ngừng hoặc giảm sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Uống nhiều nước.
- Giữ ẩm cho đôi môi bằng sáp dưỡng ẩm vaseline.
- Không liếm, gãi, cắn hoặc mút môi.
- Lựa chọn nước súc miệng và kem đánh răng không chứa cồn hoặc chất sát trùng mạnh.
- Ngừng sử dụng các thực phẩm mặn hoặc cay nóng và mặn.
>>>>>Xem thêm: Rong biển ăn chay được không? Phân loại và lợi ích của rong biển mà bạn nên biết
Bệnh viêm môi dị ứng, giống như viêm da dị ứng, có xu hướng trở thành một tình trạng mãn tính. Ở trẻ em, tình trạng này có xu hướng cải thiện khi lớn lên.
Bệnh viêm môi dị ứng là tình trạng da có thể khiến môi khô đỏ, đau và nứt nẻ. Hãy đi khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu tình trạng kích ứng môi không biến mất sau vài ngày hoặc tình trạng ngày càng trở nên nặng hơn.
Bài viết trên của KenShin đã cung cấp nhiều thông tin cho các bạn đọc về căn bệnh viêm môi dị ứng, cách chữa viêm môi dị ứng. Từ đó, giúp mọi người nhận biết căn bệnh này, sớm điều trị và dự phòng các đợt tái phát bệnh.