Siêu âm trực tràng và những điều cần biết

Siêu âm trực tràng thường được chỉ định trong trường hợp nào? Quy trình thực hiện ra sao và cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện? Nếu bạn đang thắc mắc về kỹ thuật y khoa này thì đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Siêu âm trực tràng và những điều cần biết

Siêu âm trực tràng là kỹ thuật xét nghiệm bằng hình ảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này được đánh giá cao về độ chính xác và hạn chế xâm lấn tối đa. Vậy siêu âm trực tràng là gì và thường được chỉ định trong những trường hợp nào? Quy trình thực hiện ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn về kỹ thuật y tế này nhé!

Siêu âm trực tràng là gì?

Siêu âm trực tràng, còn có tên gọi khác là siêu âm ngã trực tràng và siêu âm đầu dò trực tràng. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất được ưa chuộng nhờ có độ chính xác cao và hạn chế xâm lấn tối đa. Siêu âm qua ngã trực tràng được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và có nhiều năm thực hành.

Nguyên lý hoạt động của siêu âm đầu dò cũng giống như các hình thức siêu âm khác. Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò chuyên dụng cùng với song siêu âm (sóng có tần số cao) đưa qua trực tràng để khảo sát các cơ quan trong vùng bụng dưới. Chẳng hạn như tử cung, buồng trứng, túi tinh,… Sau khi phát sóng siêu âm, hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan này sẽ được hiển thị trên màn hình.

Siêu âm trực tràng và những điều cần biết

Siêu âm trực tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao

Phương pháp siêu âm đầu dò sẽ giúp khảo sát các thông số như hình dáng, kích thước, chuyển động dòng máu và cấu trúc mô trong của nội tạng. Dựa trên những thông tin này, các bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá rõ ràng và chính xác hơn về tình trạng của bệnh nhân. Hơn nữa, so với các phương pháp siêu âm truyền thống, siêu âm đầu dò trực tràng sẽ cho hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn.

Siêu âm đầu dò trực tràng được chỉ định và chống chỉ định khi nào?

Siêu âm trực tràng là kỹ thuật xét nghiệm có sự xâm nhập tối thiểu trong cơ thể. Vì vậy, phương pháp sẽ có các chỉ định và chống chỉ định trong các trường hợp cụ thể, được Bộ Y tế quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò trực tràng (hay siêu âm qua ngã trực tràng) sẽ phát huy tối ưu hiệu quả khi được ứng dụng để kiểm tra và thăm khám với một số cơ quan nhất định trong cơ thể. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định và chống chỉ định đối với kỹ thuật y khoa này như:

Trường hợp được chỉ định siêu âm trực tràng

  • Siêu âm trực tràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện các bệnh lý ở trực tràng như khối u, polyp, trĩ, sa trực tràng, viêm trực tràng, ung thư,… Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như đi cầu ra máu, táo bón, sụt cân nhanh không rõ lý do,…, các bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm này;
  • Siêu âm đầu dò trực tràng có độ nhạy cao trong việc đánh giá buồng trứng, tử cung, túi tinh, tuyến tiền liệt,…;
  • Một số trường hợp mắc các bệnh lý về sản phụ khoa nhưng có chống chỉ định với siêu âm đường âm đạo, thì siêu âm đầu dò trực tràng là sự lựa chọn thay thế phù hợp nhất.

Siêu âm trực tràng và những điều cần biết

Siêu âm đầu dò trực tràng giúp phát hiện các bệnh lý ở trực tràng

Trường hợp chống chỉ định với siêu âm đầu dò trực tràng

Dù là xét nghiệm nào, chỉ cần có xâm nhập vào cơ thể thì ít nhiều cũng sẽ đi kèm với một số tác dụng phụ. Đối với kỹ thuật siêu âm qua ngã trực tràng, cần phải cẩn trọng trong những trường hợp như:

  • Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh tim mạch và hô hấp, không đảm bảo điều kiện an toàn cho việc thực hiện siêu âm;
  • Người bị bệnh rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu;
  • Người bệnh có khối u kích thước lớn gây chèn ép lên trực tràng khiến đầu dò không thể đi qua;
  • Người bị viêm nhiễm hoặc u gây hẹp trực tràng;
  • Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc thường được dùng trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Quy trình thực hiện siêu âm trực tràng

Quy trình siêu âm qua ngã trực tràng cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn và chất lượng hình ảnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh một cách chính xác và nhanh chóng. Việc thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị trước khi tiến hành siêu âm trực tràng

Khác với các kỹ thuật siêu âm thông thường, khâu chuẩn bị trước khi siêu âm đầu dò trực tràng thường kỹ lưỡng hơn. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong quy trình thực hiện siêu âm trực tràng như:

  • Trước khi thực hiện siêu âm, người bệnh sẽ được kiểm tra tổng quát để loại trừ các trường hợp chống chỉ định xét nghiệm.
  • Giải thích về quy trình và các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật này cho người bệnh hiểu. Điều này sẽ giúp họ có tâm lý thoải mái hơn.
  • Để hình ảnh hiển thị rõ nét hơn và không bị mờ nhòe, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm thủ tục thực hiện siêu âm.
  • Các nhân viên y tế cần hướng dẫn chi tiết để người bệnh thực hiện thụt tháo và vệ sinh kỹ càng trước khi thực hiện siêu âm.
  • Trong siêu âm trực tràng, người bệnh có thể được gây mê hoặc gây tê nên sẽ được lắp đặt các thiết bị theo dõi một cách cẩn thận.

Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt tăng cường trí nhớ: Đúng cách – Đúng huyệt – Đúng thời điểm

Siêu âm trực tràng và những điều cần biết
Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện siêu âm trực tràng

Thực tế, kỹ thuật siêu âm bằng đầu dò để thăm khám trực tràng thường không gây đau đớn nhưng vẫn có thể gây cảm giác khó chịu khi đầu dò đi vào sâu bên trong. Vậy nên, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ.

Thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng

Quá trình thực hiện siêu âm bằng đầu dò thăm khám trực tràng thường sẽ bao gồm các bước sau:

  • Đầu tiên, người bệnh cần mặc áo choàng của bệnh viện và nằm ở tư thế nghiêng với đầu gối gập về phía trước ngực. Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch để thiết lập máy theo dõi huyết áp, điện tâm đồ, nhịp thở, mạch, SpO2 của người bệnh và dùng thuốc tiền mê.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành thao tác đưa đầu dò (kích thước bằng ngón tay) đã được bôi trơn vào trực tràng, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, tương tự như khi đi đại tiện.
  • Thông qua khả năng phát sóng âm và thu tín hiệu từ đầu dò, hình ảnh của các mô và cơ quan sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính.

Siêu âm trực tràng và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm mao mạch dị ứng ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Quá trình thực hiện siêu âm bằng đầu dò khá an toàn và hạn chế xâm lấn tối đa

Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bệnh phẩm dưới hướng dẫn của phương pháp siêu âm trực tràng nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ ung thư trực tràng. Mẫu sinh thiết sẽ được đặt trong lọ chứa chuyên dụng và đánh số vị trí, sau đó chuyển sang khoa giải phẫu để tiến hành kiểm tra và đánh giá.

Sau khi thực hiện siêu âm đầu dò thăm khám trực tràng

Sau khi hoàn thành quá trình siêu âm trực tràng, người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chọn cách di chuyển phù hợp với thể trạng hiện tại của mình. Ngoài ra, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây:

  • Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin ít nhất 3 ngày sau khi siêu âm;
  • Uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ;
  • Trường hợp người bệnh làm sinh thiết khi siêu âm, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bệnh viện sẽ liên hệ và trao đổi cụ thể hơn sau khi có kết quả.

Siêu âm trực tràng là kỹ thuật y khoa khá phổ biến bởi tính hữu ích và an toàn. Dựa trên kết quả siêu âm, các bác sĩ có thể đánh giá và nhận biết các vấn đề đang gặp phải tại trực tràng và các cơ quan. Từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *