Khi có một hình xăm mới, cơ thể sẽ trải qua nhiều bước khác nhau để chữa lành vết thương tại vị trí xăm. Một trong những bước đó là quá trình đóng vảy. Vậy có nên bóc vảy hình xăm không?
Bạn đang đọc: Có nên bóc vảy hình xăm không? Dấu hiệu sức khoẻ đáng lo ở vết xăm đóng vảy
Hình xăm bong vảy nhẹ và vừa phải là một phần của quá trình lành vết thương. Đó là hiện tượng vô cùng bình thường giống như khi có những vết thương hở khác. Tuy đóng vảy là hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng có một số điều cần lưu ý khi vết xăm bắt đầu đóng vảy. Vậy, có nên bóc vảy hình xăm không? Hãy cùng KenShin tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu quá trình lành vết thương của hình xăm
Xăm được coi là một hình thức nghệ thuật, được thực hiện bằng cách đưa mực xăm, hoặc chất màu không thể xóa được tạm thời vào lớp hạ bì của da. Xăm mình liên quan đến việc đưa sắc tố vào lớp hạ bì của da – lớp mô da nằm dưới lớp biểu bì. Sau khi tiêm lần đầu, sắc tố được phân tán xuống đều khắp một lớp đồng nhất qua lớp biểu bì và lớp hạ bì trên. Khi có sự xuất hiện của các chất lạ đối với cơ thể, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách kích hoạt các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào để giữ lấy các sắc tố.
Khi quá trình lành vết thương diễn ra, lớp biểu bì bị tổn thương sẽ bong ra và loại bỏ đi sắc tố bề mặt, trong khi các mô hạt ở sâu hơn trong da hình thành sau đó, chuyển đổi thành mô liên kết nhờ sự phát triển của collagen. Điều này giúp hàn gắn lớp hạ bì phía trên, nơi sắc tố còn ở trong các nguyên bào sợi, và cuối cùng sắc tố tập trung thành 1 lớp ngay dưới ranh giới giữa 2 lớp hạ bì và biểu bì.
Vảy sau xăm có phải là hiện tượng bình thường không?
Nhiều người lo lắng rằng việc đóng vảy sau xăm là dấu hiệu bất thường đáng lo lắng, tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tượng bình thường trong quá trình lành vết xăm và có nghĩa là cơ thể đang đáp ứng lại với vết thương hở.
Da sau xăm phải tự tái tạo lại để tránh khỏi nhiễm trùng, vảy được tạo ra do huyết tương thoát ra ngoài sẽ cứng lại và bắt đầu che phủ vết thương hở để bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Trong khi vết thương đi qua quá trình chữa lành này, việc giữ cho vết xăm sạch là vô cùng quan trọng. Tốc độ bong vảy xăm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tốc độ lành vết thương, sự tuân thủ chế độ chăm sóc sau xăm, kích thước và vị trí hình xăm, tính chất da của bạn, sức khỏe, thể lực và độ ẩm của da.
Có nên bóc vảy hình xăm không?
Dựa theo những thông tin ở trên, vảy hình thành sau xăm có vai trò bảo vệ và là hiện tượng bình thường của cơ thể đáp ứng lại với vết thương hở trên da. Do đó, chúng ta hoàn toàn không nên bóc vảy hình xăm, nhất là khi điều đó có thể gây nhiễm trùng, hình thành sẹo sau này và khiến lớp mực bị bong theo khiến cho hình xăm không còn nguyên vẹn.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không?
Dấu hiệu sức khoẻ đáng lo ở vết xăm đóng vảy
Mặc dù quá trình đóng vảy là bình thường, nhưng có những trường hợp bất thường với nhiều dấu hiệu mà bạn nên chú ý:
- Sốt;
- Vảy nhiều và dày;
- Xung quanh vảy có các vùng tấy đỏ, sưng nề;
- Sưng nề nhiều;
- Chảy máu, chảy mủ , chảy dịch nhiều ở vùng mới xăm;
- Đau nhiều bất thường.
Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp những vấn đề này, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ ở cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng diễn biến phức tạp hơn.
Những điều lưu ý khi da đóng vảy sau xăm
Có những việc không nên làm khi chăm sóc vết thương và cần lưu ý khi da đóng vảy tại vị trí mới xăm:
- Không nên chạm vào hay bóc vảy: Nếu bạn bóc lớp vảy sớm, điều này có thể làm trôi mực đã bám vào da, có thể khiến hình xăm trở nên loang lổ, nhiễm trùng hay hình thành sẹo sau này.
- Đừng để hình xăm bị ngấm nước quá nhiều khi đang có vảy: Nước và môi trường ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển, nhiều khả năng sẽ dẫn đến nhiễm trùng và bong vảy sớm. Hơn nữa, hình xăm ngấm quá nhiều nước sẽ bong ra sớm hơn, khi đó, mực không cố định đúng cách trên da và hình xăm sẽ không đẹp.
- Nên duy trì sự cân bằng tốt độ ẩm của da bằng cách thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm lên da mới xăm: Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng vết thương được giữ ẩm sẽ lành nhanh hơn vết thương khô. Nhiều sản phẩm khác nhau có thể được khuyến nghị bôi lên da, từ những sản phẩm được dùng để điều trị vết thương hở, vết bỏng hay vết xước, cho đến panthenol, bơ ca cao, dầu cây dầu gai, lanolin hoặc thuốc mỡ.
- Không nên sử dụng xà phòng chứa cồn để làm sạch hình xăm nhằm tránh làm bỏng và khô hình xăm.
>>>>>Xem thêm: Sốt rét ác tính nguy hiểm như thế nào? Các dấu hiệu của bệnh
Bài viết trên của KenShin đã cung cấp cho các bạn đọc nhiều thông tin về việc chăm sóc hình xăm của mình và trả lời câu hỏi: “Có nên bóc vảy hình xăm không?”. Từ đó, giúp mọi người chăm sóc da sau xăm tốt nhất và có được hình xăm như ý muốn.