Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim

Siêu âm tim là kỹ thuật thăm dò hình ảnh được chỉ định phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhiều người thắc mắc khi nào cần siêu âm tim? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về phương pháp này cũng như đối tượng thường được bác sĩ chỉ định siêu âm tim nhé!

Bạn đang đọc: Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim

Trong nhóm bệnh tim mạch, siêu âm tim thường là chỉ định đầu tay, giá trị giúp chẩn đoán bệnh. Vậy khi nào cần siêu âm tim. Đối với người bệnh có dấu hiệu bệnh tim mạch hoặc thăm khám lâm sàng có bất thường sẽ được chỉ định siêu âm tim kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng khác giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác, từ đó xây dựng phác đồ điều trị nếu cần thiết.

Thông tin về kỹ thuật siêu âm tim

Trước khi đến với câu hỏi khi nào cần siêu âm tim, hãy cùng điểm qua một số thông tin quan trọng về phương pháp này nhé! Siêu âm tim là một kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh lý tim mạch nói riêng và đánh giá toàn trạng nói chung.

Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng tim của bệnh nhân thông qua sử dụng sóng siêu âm tần số cao. Siêu âm tim là một phương pháp thăm dò hình ảnh không xâm lấn sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh về cấu trúc cùng chức năng của tim.

Kỹ thuật siêu âm hoạt động dựa trên nguyên tắc phản chiếu sóng siêu âm từ cơ tim với các cấu trúc xung quanh trở lại máy siêu âm để tạo ra hình ảnh. Tần số sóng siêu âm cao giúp tạo ra hình ảnh chất lượng cao, rõ nét, cho phép bác sĩ thu thập thông tin về cơ tim, van tim, mạch máu và các mô tạng lân cận.

Thông tin mà kỹ thuật siêu âm tim cung cấp bao gồm:

  • Đánh giá cấu trúc tim: Siêu âm tim cho phép bác sĩ xem xét kích thước, hình dạng, độ dày của thành tim. Bằng cách theo dõi những thay đổi về cấu trúc, bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề như bệnh van tim, thiếu máu cơ tim…
  • Theo dõi sức co bóp cơ tim: Siêu âm ghi lại sức co bóp và vận động của tim trong thời gian thực. Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra xem tim hoạt động bình thường, có đủ mạnh không hay phát hiện bất kỳ vấn đề về sức co bóp tồn tại.
  • Quan sát hệ thống van tim: Bệnh nhân với van tim hở, hẹp hoặc các vấn đề bất thường khác có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim. Hình ảnh tạo ra từ sóng siêu âm cho phép bác sĩ kiểm tra chính xác tình trạng cùng hiệu suất các van tim.
  • Phát hiện bệnh lý: Siêu âm tim giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý tim mạch tiềm ẩn, thậm chí khi chúng chưa thể hiện rõ trên lâm sàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa, quản lý bệnh tim mạch.

Ưu điểm của kỹ thuật siêu âm tim là không xâm lấn, không sử dụng tia X, do đó ít gây tác động tới sức khỏe người thực hiện. Bệnh nhân có thể tiến hành siêu âm tim nhiều lần để theo dõi tình trạng sức khỏe mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Điều này làm cho phương pháp này trở thành một công cụ giá trị, an toàn trong chẩn đoán bệnh.

Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim

Siêu âm tim giúp bác sĩ đánh giá hệ thống tim mạch

Khi nào cần siêu âm tim?

Khi nào cần siêu âm tim? Đây là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực y tế để đánh giá tình trạng tim và mạch máu. Việc tiến hành siêu âm tim thường được chỉ định với các đối tượng sau, bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim: Nếu bạn có các triệu chứng như nhịp tim nhanh, chậm, không đều, siêu âm tim được chỉ định để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đồng thời đánh giá tình trạng của tim.
  • Tăng huyết áp: Siêu âm tim được thực hiện để đánh giá bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết áp dễ gây biến chứng tim mạch nếu không được quản lý bệnh tốt.
  • Đau thắt ngực: Đau thắt ngực thường là triệu chứng của bệnh tim mạch. Bởi vậy, siêu âm tim giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Khó thở: Khó thở có thể xuất phát từ tình trạng chức năng tim bị suy giảm cần được đánh giá, xử trí bởi bác sĩ.

Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim

Đau ngực có thể là dấu hiệu bệnh lý tim mạch cần đánh giá

Bên cạnh đó, khi các xét nghiệm khác như chụp X-quang phổi, nghe thấy tiếng tim bất thường bằng ống nghe cho thấy dấu hiệu về bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim để xác định tình trạng cụ thể của tim và hệ thống mạch máu.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghi ngờ về tim mạch như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau thắt vùng ngực, khó thở, nhịp tim không ổn định, đập loạn nhịp, đau cánh tay, đau vùng vai, đau lưng, đau cổ hay hàm… bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được thực hiện siêu âm tim, từ đó xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về những đặc điểm cấu tạo của virus cúm

Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim
Khi nào cần siêu âm tim?

Quy trình siêu âm tim cho người bệnh

Siêu âm tim là một phương pháp quan trọng để đánh giá cấu trúc, chức năng hệ thống tim mạch. Ngoài thắc mắc về việc khi nào cần siêu âm tim thì nhiều người cũng quan tâm về quy trình thực hiện. Dưới đây là quy trình tiến hành siêu âm tim cho người bệnh.

Chuẩn bị trước khi siêu âm tim

Trước khi thực hiện phương pháp siêu âm tim qua thành ngực, bạn có thể ăn, uống và sử dụng thuốc bình thường. Ngược lại, đối với kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước đó để tránh dịch cùng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và khí quản trong quá trình siêu âm.

Lưu ý với bệnh nhân trong khi siêu âm

Để chuẩn bị tư thế, người thực hiện cần cởi áo từ thắt lưng trở lên và nằm nghiêng bên trái trên bàn siêu âm chuyên dụng theo chỉ định của nhân viên y tế. Bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm được bôi gel sạch và đặt lên lồng ngực của bạn để dẫn sóng siêu âm từ đầu dò tới tim.

Bác sĩ di chuyển đầu dò để thu hình ảnh của tim. Trong quá trình này, sóng siêu âm ghi lại dòng máu chảy qua tim, bạn có thể nghe thấy âm thanh mô phỏng tiếng tim đập. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hít thở theo nhịp hoặc nín thở trong quá trình siêu âm để đánh giá sự biến đổi của hình ảnh theo hệ thống hô hấp của bạn.

Đối với phương pháp siêu âm tim qua thực quản, bạn có thể được làm tê cổ họng cũng như tiêm thuốc an thần nếu cần thiết. Sau đó, đầu dò siêu âm sẽ được đặt qua miệng, xuống cổ họng và đến thực quản để thu hình ảnh của tim.

Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm viêm tụy cấp quan trọng như thế nào?

Người làm cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế

Kết thúc quá trình siêu âm tim

Sau khi siêu âm kết thúc, bác sĩ sẽ phân tích hình ảnh thu được, ghi chép kết quả. Kết quả siêu âm sẽ được trả cho bạn sau một thời gian ngắn. Nếu kết quả siêu âm cho thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ thường yêu cầu thêm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Bạn có thể cần theo dõi tại bệnh viện trong một khoảng thời gian sau siêu âm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Trong quá trình siêu âm tim qua thực quản, bạn có thể được sử dụng thuốc an thần nhẹ, vì vậy không nên tự lái xe sau khi hoàn thành quá trình này.

Thông qua bài viết trên, KenShin xin giải đáp thắc mắc của độc giả rằng khi nào cần siêu âm tim. Mong bạn đọc đã có được kiến thức tổng quan về kỹ thuật này cũng như chỉ định cần thiết siêu âm tim. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *