Góc giải đáp: Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?

Sức khỏe thai nhi cực kỳ quan trọng và được các mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Vấn đề thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không được nhiều người đặt ra. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp.

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?

Quá trình mang thai và đảm bảo cho sức khoẻ cả mẹ và bé đều ổn định là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên trong giai đoạn thai nghén, người mẹ có thể sẽ mắc một số vấn đề gây lo lắng như thai nhi bị giãn quai ruột. Vậy thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?

Giãn ruột thai nhi sẽ có đặc điểm rằng các quai ruột non chứa dịch tối thiểu trên 15mm hoặc có đường kính trên 7mm. Hiện tượng này là dấu hiệu của tắc ruột cơ học hoặc cơ năng. Và một số yếu tố khiến thai nhi dễ bị giãn ruột có thể kể đến như: Teo hoặc hẹp quai ruột, xoay ruột bất toàn dẫn đến xoắn ruột, viêm phúc mạc phân su, tắc ruột phân su.

Sẽ có nhiều trường hợp giãn ruột ở trẻ được phát hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này việc chẩn đoán rất khó khăn để có thế xác định đúng vị trí, số lượng quai giãn. Nếu thai nhi đã đạt đủ tháng thì bác sĩ có khả năng cao chỉ định đưa bé ra ngoài và nuôi dưỡng ở điều kiện đặc biệt. Tiếp đến khi trẻ đủ sức khoẻ thì bắt đầu tiến hành phẫu thuật nội soi. Thực tế rất nhiều trường hợp thai nhi được phẫu thuật ở tuần thứ 36 và được nuôi dưỡng tại Khoa hồi sức tích cực, sau đó dần ổn định sức khoẻ và phát triển bình thường.

Góc giải đáp: Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?

Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không là vấn đề nhiều mẹ bầu thắc mắc

Một vài mẹ bỉm cực kỳ lo lắng khi xét nghiệm thấy dấu hiệu quai ruột giãn nhẹ ở thai tháng thứ 7, 8. Thực chất bạn không cần quá lo lắng nếu đã tham gia xét nghiệm sàng lọc ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Bởi đây có thể là dấu hiệu của quá trình ruột đang phát triển và có sự thay đổi trường lực. Việc lúc này mẹ bầu cần làm là theo đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ để theo dõi.

Tóm lại nếu thai phụ luôn tiến hành khám sức khỏe định kỳ và luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ thì trường hợp phát hiện quai ruột thai nhi giãn nhiều không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân, bé vẫn có thể sinh ra bình thường sau đó tiến hành điều trị hay phẫu thuật.

Giãn ruột sinh lý ở trẻ và những điều nên biết

Một trong những nguyên nhân khiến thai nhi bị giãn ruột là do giãn ruột sinh lý. Vậy sau khi tìm hiểu thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không, ta cùng quan tâm về hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ: Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng thể tích ruột ở trẻ phát triển hơn mức chuẩn bình thường. Tình trạng giãn ruột sinh lý có thể kéo dài từ lúc trẻ sinh ra cho đến 2 – 3 tháng sau. Một số dấu hiệu mà mẹ bỉm nên nắm để biết trẻ đang mắc bệnh như sau:

  • Bé không đi ngoài nhiều: Khi bé đang gặp tình trạng giãn ruột sinh lý, đường ruột của bé sẽ tăng kích thước so với bình thường nên nó chứa nhiều phân hơn. Lúc này bé mất nhiều thời gian để đi ngoài hơn. Các bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể không đi ngoài từ 7 – 10 ngày. Với bé uống sữa công thức thì có thể không đi ngoài từ 3 – 5 ngày.
  • Bé thường rặn đi ngoài và gồng mình: Việc rặn và gồng mình khi đi đại tiện sẽ khiến mẹ bỉm dễ nhầm lẫn bé bị táo bón. Tuy nhiên bạn nên quan sát kỹ lưỡng hơn. Lúc này phân của bé không cứng và có màu xanh đen như bị táo bón mà chúng vẫn mềm, đặc sệt và đều màu.

Tìm hiểu thêm: Môi bé bị dài: Nguyên nhân và cách khắc phục

Góc giải đáp: Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?
Giãn ruột sinh lý ở trẻ không quá nguy hiểm

Thực chất giãn ruột sinh lý là hiện tượng không quá nguy hiểm bởi chúng hay xảy ra khi bé đã ra đời. Đặc biệt tình trạng này không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé. Lúc này mẹ bỉm nên bổ sung lợi khuẩn đúng cách, massage cho bé để bé dễ đi đại tiện hơn. Ngoài ra hãy bổ sung chất xơ cho bé để tăng cường sức khỏe hệ đường ruột.

Bảo vệ sức khỏe đường ruột trẻ sơ sinh

Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không? Thực tế là không nếu mẹ bỉm luôn tuân thủ khám thai định kỳ và kịp thời điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hoá của bé chưa thể hoàn thiện nên còn gặp nhiều vấn đề như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón. Vậy nên mẹ bỉm cần áp dụng các phương pháp sau để giúp trẻ luôn khỏe mạnh:

  • Chườm ấm bụng: Đây là giải pháp rất dễ thực hiện để ngăn tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Mẹ bỉm chỉ cần lấy khăn sạch nhúng vào bát nước ấm sau đó vắt nước và chườm lên bụng bé trong 2 – 3 phút. Nên kiểm tra nhiệt độ khăn chườm để không làm bỏng da bé.
  • Cho bé bú: Rất nhiều chuyên gia khuyến khích nên cho bé bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thai kỳ. Đây chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho bé. Mẹ bỉm nên ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và chất khoáng để đảm bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho con.
  • Bổ sung sữa chua, men tiêu hoá: Với các bé bắt đầu ăn dặm, nên bổ sung sữa chua hay men tiêu hoá cho trẻ. Trong những thực phẩm này cần chứa nhiều loại probiotic – lợi khuẩn cho sức khỏe đường ruột của bé. Việc cân bằng được hệ vi sinh đường ruột sẽ giúp cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hoá của bé. Đặc biệt nên cho bé ăn thực phẩm ít đường.

Góc giải đáp: Thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và cách khắc phục

Nên chườm ấm, massage và bổ sung men vi sinh cho trẻ

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc thai nhi bị giãn quai ruột có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về tình trạng này và có cho mình những giải pháp chăm sóc hệ tiêu hoá của bé thật phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *