Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sa sút trí tuệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Việc tầm soát Alzheimer sớm là cách phòng tránh hoặc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh hiệu quả. Vậy bạn hiểu thế nào về tầm soát Alzheimer?

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

Alzheimer là một căn bệnh phổ biến và có xu hướng ngày một gia tăng hiện nay. Trước khi tìm hiểu về tầm soát Alzheimer, hãy cùng KenShin điểm qua một vài thông tin về căn bệnh Alzheimer bạn nhé.

Tổng quan về chứng Alzheimer

Bệnh Alzheimer thường đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh, synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh được đặt theo tên của bác sĩ tâm thần Alois Alzheimer – người đầu tiên mô tả căn bệnh này.

Theo thống kê, bệnh xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, đặc biệt người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số ít các trường hợp mắc bệnh trong độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, Alzheimer là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người già. Theo thời gian, bệnh có xu hướng tiến triển nặng, gây ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy từ đó khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.

Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

Suy giảm trí nhớ là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh Alzheimer

Vì sao phải tầm soát Alzheimer?

Như các bạn đã biết, Alzheimer có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, gia đình và xã hội. Một số biến chứng nghiêm trọng của Alzheimer có thể kể đến như suy dinh dưỡng, viêm phổi, nhiễm trùng, không thể tự chăm sóc bản thân, mất an toàn trong sinh hoạt hàng ngày… thậm chí là tử vong.

Việc tầm soát Alzheimer từ giai đoạn sớm sẽ giúp bác sĩ đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ đó tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh cách phòng tránh cũng như điều trị phù hợp (nếu cần). Những người chủ động tầm soát Alzheimer định kỳ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh và kịp thời can thiệp điều trị nếu cần. Nhờ vậy mà người bệnh có thể giữ được sự minh mẫn tốt hơn ngay cả khi bước sang tuổi trung niên và cao tuổi.

Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Những đối tượng cần tầm soát Alzheimer

Trên thực tế, người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc chứng Alzheimer càng cao. Dưới đây là một số nhóm đối tượng nên thường xuyên thăm khám, tầm soát Alzheimer định kỳ để có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả:

  • Người có tiền sử mắc bệnh về huyết áp: Người trong độ tuổi trung niên nếu mắc bệnh tăng huyết áp có thể gây thoái hóa thần kinh và teo não. Ngược lại, người cao tuổi có tiền sử huyết áp thấp thì nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
  • Người béo phì: Thừa cân béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể dư thừa, có thể gây tổn thương các mô thần kinh và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc bệnh tiểu đường và tim mạch có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
  • Người đang mắc phải các bệnh lý mạch máu não: Những đối tượng mắc bệnh liên quan đến mạch máu não được đáng giá là yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer.
  • Ngoài ra, những đối tượng thường xuyên mất ngủ, lạm dụng bia rượu, ăn uống thiếu lành mạnh và căng thẳng kéo dài… cũng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường.

Một số cận lâm sàng được chỉ định trong tầm soát Alzheimer

Dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định trong tầm soát Alzheimer, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi nhằm phát hiện các bệnh lý về máu như thiếu máu, giảm tiểu cầu, ung thư máu và các bệnh lý nhiễm trùng trong cơ thể…
  • Định lượng ure, glucose, HbA1c, FT4… giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, chức năng thận và tầm soát đái tháo đường…
  • Tổng phân tích nước tiểu nhằm tầm soát nhiễm trùng tiểu cùng một số bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận…
  • Lượng giá tâm trí tối thiểu MMSE cho người cao tuổi giúp các bác sĩ đánh giá khả năng nhận thức đồng thời phát hiện sớm các suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ.
  • Chụp X-quang ngực thẳng giúp tầm soát u phổi, viêm phổi, bóng tim và các bệnh lý phổi khác.
  • Chụp cộng hưởng từ não – mạch máu không tiêm chất tương phản nhằm khảo sát cấu trúc não, xoang, mạch máu não, chấn thương sọ não hoặc di chứng nhồi máu.
  • Siêu âm ổ bụng giúp khảo sát cấu trúc đại thể của gan, túi mật, một phần tụy, bàng quang, tử cung, phần phụ ở nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Diasure – kiểm tra bất thường về gen theo các hội chứng bệnh được chỉ định: Kỹ thuật này giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, còn rất nhiều các thăm dò cận lâm sàng khác có thể được bác sĩ chỉ định để tầm soát Alzheimer, song điều này tùy thuộc vào nhóm đối tượng, nhu cầu của nhóm đối tượng và tình trạng sức khỏe toàn thân.

Tìm hiểu thêm: Gelatin ăn chay được không? Thông tin và công dụng của gelatin mà bạn nên biết

Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer
Xét nghiệm máu là danh mục nằm trong các gói tầm soát Alzheimer

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer xảy ra do quá trình lão hóa của não bộ theo thời gian và tuổi tác, song bệnh có thể đến sớm hay muộn với các mức độ nhẹ hay nặng là do lối sống và sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế, bản thân mỗi người nên chủ động thay đổi lối sống và sinh hoạt sao cho phù hợp để dự phòng chứng bệnh Alzheimer.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer, bạn đọc có thể tham khảo:

Chủ động phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Theo nghiên cứu, có đến 80% người mắc bệnh Alzheimer có các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, ở một số đối tượng não bộ xuất hiện những đám rối và mảng vón đặc trưng nhưng lại không hề có biểu hiện của bệnh Alzheimer.

Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết các đám rối hay mảng vón này chỉ phát tác khi hệ thống mạch máu não gặp vấn đề. Điều này có nghĩa bệnh về tim mạch chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp hay mỡ máu cao cần khống chế bệnh ngay bởi về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tim mạch.

Thay đổi lối sống

Duy trì lối sống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Theo đó, bạn nên:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Một thực đơn cân bằng gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và dầu oliu… sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe nói chung và sức khỏe não bộ nói riêng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Điều này sẽ có thể giúp bạn trì hoãn các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc vận động cần tuân thủ theo phác đồ của chuyên gia để có thể cung cấp lượng máu và oxy dồi dào nuôi dưỡng não.
  • Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ chất lượng có thể ngăn bệnh Alzheimer đến sớm và tiến triển trầm trọng. Điều này được lý giải bằng việc trong lúc ngủ, não bộ sẽ tiến hành vệ sinh các synapse để giúp cho việc truyền tin được thông thoáng, loại bỏ các ký ức không cần thiết đồng thời dọn bớt amyloid beta để ngăn ngừa hình thành mảng vón.

Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer

>>>>>Xem thêm: TYPHIM VI (Pháp) – Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả

Ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp ngăn ngừa chứng Alzheimer

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bệnh Alzheimer, tầm soát Alzheimer và một số biện pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer mà KenShin đã tổng hợp lại để chia sẻ với bạn đọc trong bài viết hôm nay. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng KenShin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *