Một trong những tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng đó là trẻ sốt cao kèm co giật. Vậy sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về tình trạng này cũng như cách xử trí đúng trong trường hợp này nhé!
Bạn đang đọc: Hiện tượng sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách xử trí đúng mà cha mẹ nên biết
Tình trạng sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đây là hiện tượng dễ gặp phải ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Tình trạng sốt cao kèm co giật có thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về những biến chứng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, nếu trẻ được xử trí đúng cách, kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa biến chứng tổn thương thần kinh.
Contents
Thông tin về tình trạng sốt co giật ở trẻ em
Sốt là tình trạng khi nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá mức bình thường, thường được xem xét khi thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C. Mức độ sốt thường được phân thành sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), sốt vừa (38 – 39 độ C), sốt cao (39 – 40 độ C) và sốt rất cao (trên 40 độ C).
Co giật ở trẻ em là một trường hợp đặc biệt cần chú ý khi trẻ bị sốt. Hiện tượng này thường xuất hiện dưới dạng những cơn co cứng người, dễ xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ từ 12 đến 18 tháng.
Đa số các trường hợp sốt co giật ở trẻ em xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 38 độ C, trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường chuyển hóa toàn thân trước đó.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy tình trạng sốt co giật ở trẻ em. Hai nguyên nhân chính bao gồm:
- Nhiễm trùng: Sốt co giật thường do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm khuẩn, bao gồm cả viêm nhiễm siêu vi, có thể dẫn đến sốt cao và co giật ở trẻ. Thậm chí sau khi tiêm chủng đối với một số bệnh, trẻ vẫn có thể bị sốt co giật trong khoảng thời gian ngắn.
- Yếu tố di truyền: Một yếu tố quan trọng gây ra sốt co giật ở trẻ em là tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người thân (cha mẹ, anh chị em) từng bị co giật do sốt, trẻ có khả năng cao hơn bị sốt co giật.
Hiện tượng sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Tuy sốt co giật có thể là một tình trạng gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh nhưng thường không gây hại lâu dài cho trẻ nếu được xử trí đúng.
Bởi vậy, bất kỳ trường hợp sốt co giật nào cũng cần được theo dõi cẩn thận, trẻ cần sớm được đưa đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiếp nhận điều trị nếu cần thiết.
Phân loại sốt co giật ở trẻ nhỏ
Sốt co giật ở trẻ em có thể được phân thành ba loại chính, mỗi loại có đặc điểm riêng, cụ thể:
- Co giật do sốt đơn thuần: Loại co giật này thường đi kèm với cơn sốt cao. Các triệu chứng co giật bao gồm co giật toàn thể kéo dài dưới 5 phút và không có sự tái phát trong vòng 24 giờ.
- Co giật do sốt phức tạp: Loại sốt co giật này thường đặc trưng bởi hiện tượng co giật chỉ xảy ra ở một bên cơ thể hoặc một bên chi. Các cơn co giật này có thể kéo dài lên đến 15 phút và trong vòng 24 giờ, xuất hiện nhiều hơn 2 cơn co giật. Co giật do sốt phức tạp có thể gây liệt nửa người thoáng qua, cần được xử trí kịp thời.
- Động kinh do sốt: Khi trả lời sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì loại co giật này nguy hiểm nhất trong số các loại sốt co giật ở trẻ em. Các cơn co giật có thể xuất hiện từng cơn riêng lẻ hay liên tục, kéo dài hơn 30 phút. Trong khi co giật, mắt trẻ thường vẫn mở, nhìn sang một bên hoặc xuất hiện rối loạn tri giác. Động kinh do sốt thường xảy ra ở trẻ sốt cao trên 39 độ C, đồng thời có tiền sử gia đình bị bệnh lý thần kinh như động kinh.
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đây là là một trạng thái nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được xử trí kịp thời bởi chuyên viên y tế thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Động kinh: Sốt co giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ dưới 12 tháng tuổi và những trẻ trải qua cơn co giật kéo dài (trên 5 phút) hoặc có nhiều cơn co giật trong vòng 24 giờ có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh khi sốt. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Tổn thương não: Sốt cao co giật ở trẻ em ảnh hưởng đến não bộ do các dây thần kinh phải phóng điện liên tục và đột ngột. Khi co giật kéo dài, tình trạng này dễ gây tổn thương tế bào não, ảnh hưởng đến trí nhớ, cảm xúc, hành vi hoặc ngôn ngữ của trẻ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng học hành kém, khó tập trung cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
- Hội chứng rối loạn tic (tật máy giật): Sốt co giật ở trẻ có thể gây ra hội chứng rối loạn tic, một loại rối loạn vận động hoặc rối loạn phát âm không có chủ đích. Các triệu chứng bao gồm nói lắp, nói lẩm bẩm, giật cơ hàm, lắc đầu, tự cắn môi – miệng, tự nhảy nhót, la hét hay thở dốc. Đây là một biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội và tâm lý của trẻ.
- Tăng động giảm chú ý (ADHD): Khi mắc phải hội chứng này, trẻ thường khó tập trung, dễ kích động, phấn khích hoặc có hành động thái quá, khó kiểm soát. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập cùng cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch
Xử trí sốt co giật ở trẻ
Ngoài thắc mắc về việc sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, nhiều bậc phụ huynh cũng quan tâm về cách xử trí đúng cho trẻ. Hiện tượng sốt co giật ở trẻ em có thể gây lo sợ cho cha mẹ nhưng hành động đúng, sơ cứu kịp thời giúp đảm bảo sự an toàn của trẻ. Dưới đây là các bước xử trí sốt co giật ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Chuẩn bị môi trường an toàn: Cha mẹ cần bình tĩnh. Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng, hạn chế những vật sắc nhọn xung quanh để tránh làm trẻ bị thương. Nếu có nhiều người xung quanh, một người có thể giữ trẻ ổn định và an toàn trong suốt cơn co giật.
- Đảm bảo đường thở thông thoáng: Để trẻ nằm nghiêng về một bên, đầu thấp hơn so với phần thân. Điều này giúp đảm bảo đường thở của trẻ thông thoáng, tránh cho dịch tràn ngược vào phổi, gây tắc nghẽn đường hô hấp làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Dùng một khăn mềm chèn vào giữa hai hàm răng của trẻ để tránh lưỡi bị cắn.
- Hạ thân nhiệt: Dùng một chiếc khăn ấm để lau bẹn, nách và các vùng kẽ cơ thể của trẻ. Điều này giúp hạ nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng, an toàn. Sử dụng thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn để hạ sốt cho bé.
- Đưa trẻ đi cấp cứu: Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí chuyên sâu.
>>>>>Xem thêm: Thức khuya có giảm cân không và các cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ
Thông qua bài viết trên, KenShin xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Hiện tượng sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?”. Mong cha mẹ đã nắm được kiến thức cơ bản về tình trạng này cũng như cách xử trí cho bé khi bị sốt kèm co giật. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết mới của KenShin về chủ đề sức khỏe nhé!
Xem thêm:
- Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị
- Co giật ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý kịp thời