Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày độ B là một tình trạng bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những triệu chứng khó chịu mà người bệnh thường phải đối mặt và các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được phân thành nhiều cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đi kèm. Trong trường hợp trào ngược dạ dày độ B ở giai đoạn thứ 3, thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng KenShin theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng bệnh lý tiêu hóa này nhé!

Trào ngược dạ dày độ B là gì?

Trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ra bởi sự trào ngược của dịch dạ dày bao gồm acid, dịch mật, men tiêu hóa và thức ăn lên thực quản. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc thực quản, tạo ra hàng loạt triệu chứng khó chịu hoặc các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh trào ngược dạ dày thường diễn biến thầm lặng, tiến triển qua nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Việc phân loại và đánh giá từng cấp độ trào ngược giúp đánh giá, xác định tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Từ đó, xác định được phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ, bao gồm: trào ngược dạ dày độ 0, độ A, độ B, độ C và độ D. Trong đó, cấp độ B là cấp độ bắt đầu gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của cấp độ này có thể giúp nâng cao cảnh giác và mức độ chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Các cấp độ của trào ngược dạ dày theo Los Angeles

Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ B

Cấp độ B của trào ngược dạ dày thường đi kèm với những triệu chứng và biến đổi niêm mạc thực quản đáng kể, bao gồm:

  • Hình ảnh nội soi thường chỉ ra sự tổn thương và viêm loét của niêm mạc ống thực quản, với những vết loét có kích thước lớn, vượt quá 5mm và có thể ăn sâu xuống lớp cơ của thành thực quản;
  • Tần suất xuất hiện trào ngược cao hơn, gây ra cảm giác nóng rát khó chịu;
  • Việc tổn thương niêm mạc thực quản tại cấp độ B cũng khiến cho việc nuốt thức ăn trở nên đau rát và cảm giác bị vướng ở cổ họng, có thể dẫn đến tình trạng nghẹn khi thực quản co rút lại. Đây là các triệu chứng điển hình, xuất hiện thường xuyên và kéo dài;
  • Đau thượng vị là cảm giác đau âm ỉ. Đây là một triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày cấp độ B, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và kéo dài rất lâu.

Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày dẫn đến đau thượng vị

Biến chứng của trào ngược dạ dày độ B

Trào ngược dạ dày độ B là hậu quả của việc không nắm bắt cơ hội chữa trị lúc bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Nếu tiếp tục chủ quan và không áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.

  • Hệ tiêu hóa: Các vết loét ngày càng tăng kích thước và tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến chảy máu thực quản, hẹp thực quản, phát triển bệnh Barrett thực quản và thậm chí loạn sản tế bào niêm mạc gây ung thư thực quản.
  • Hệ hô hấp: Acid từ dạ dày có thể trào ngược vào thanh quản và phổi, gây ra viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm phổi và các triệu chứng như ho kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Tăng sắc tố da ở tay là do những nguyên nhân nào? Cách nhận biết?

Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Biến chứng của trào ngược dạ dày

Diễn biến của bệnh trào ngược dạ dày sẽ diễn ra qua từng giai đoạn và càng tiến triển từ cấp độ 0 đến cấp độ D, khiến cho tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc chữa trị nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là ở giai đoạn trào ngược cấp độ B là rất quan trọng để ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc và nâng cao bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến xảy ra tình trạng này:

  • Nhiễm HP (Helicobacter pylori): Nhiễm HP sẽ khiến dạ dày bị viêm loét và dẫn đến tăng sản xuất acid dạ dày, làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn và tạo điều kiện cho các loại dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt: Ăn đồ cay, đồ nóng, đồ chua, đồ nhiều dầu mỡ, thiếu rau xanh, ăn quá no, ăn quá nhanh hay ăn trễ về đêm có thể tạo điều kiện cho trào ngược dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc Tây y: Sử dụng quá nhiều thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh, thậm chí cả thực phẩm chức năng và thuốc tránh thai có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến trào ngược.
  • Căng thẳng, stress: Các áp lực từ công việc, cuộc sống và học tập kéo dài có thể khiến dạ dày sản xuất thêm acid và dẫn đến trào ngược. Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày và gây ra trào ngược.

Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày cấp độ B

Để điều trị trào ngược dạ dày độ B, bạn cần tuân theo một số hướng dẫn quan trọng:

  • Thăm bác sĩ chuyên khoa: Đầu tiên, bạn nên thăm bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa – nội soi để xác định chính xác tình trạng bệnh, mức độ của trào ngược dạ dày và các biến chứng có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.
  • Tuân thủ toàn bộ đơn thuốc: Uống thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ. Đừng tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ. Thuốc có thể cần phải dùng vào các thời điểm cụ thể hoặc trước bữa ăn để ngăn trào ngược. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
  • Thay đổi lối sống: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách thay đổi lối sống để giảm nguy cơ trào ngược. Điều này có thể bao gồm việc ăn nhỏ một lượng thức ăn vừa đủ, ăn chậm, không nằm ngay sau khi ăn và tránh thức ăn và đồ uống gây kích thích tiết acid dạ dày.

Trào ngược dạ dày độ B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm Pap và HPV là xét nghiệm gì? Tầm quan trọng của xét nghiệm Pap và HPV

Tuân thủ đơn thuốc để mang lại hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày

Bài viết trên đây của KenShin đã cung cấp các thông tin cơ bản về trào ngược dạ dày độ B. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp người bệnh quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình. Đây là một căn bệnh phổ biến và có khả năng tái phát, vì vậy việc tuân thủ quy trình điều trị và thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của dạ dày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *