Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?

Người già thường khó nuốt hay bị nghẹn khi ăn cơm có thể do chế độ ăn uống không thích hợp, nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu tình trạng người già ăn cơm hay bị nghẹn kéo dài sẽ gây những biến chứng khó lường như thiếu dinh dưỡng, bệnh phổi, sút cân.

Bạn đang đọc: Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?

Người già ăn cơm hay bị nghẹn là tình trạng khi nuốt, thức ăn bị tắc ở thực quản hoặc họng, cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc đột ngột khó thở, ho dữ dội. Hiện tượng nghẹn có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở người già. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nghẹn có thể tử vong trong vài phút. Vậy cần làm gì khi người già bị nghẹn?

Tại sao người già ăn hay bị nghẹn?

Người già hay nghẹn khi ăn, uống với triệu chứng như cố nuốt, nấc cụt, ho sặc sụa, nôn ọe hay sắc mặt tím tái, khó thở,… Để tìm ra giải pháp xử trí hiệu quả, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân sau đây gây nên tình trạng người già ăn cơm hay bị nghẹn:

Chức năng răng, miệng, thực quản bị thoái hóa

Theo tuổi tác, chức năng các cơ quan dần suy giảm như cơ quan tiêu hóa (răng, miệng, thực quản) cũng bị thoái hóa, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nhai nuốt.

Răng của người già yếu, trước khi nuốt không thể nhai nghiền nhỏ thức ăn. Người già dễ gặp khó khăn khi nhai, cắn xé, nuốt do bị đau răng, rụng răng, phải dùng răng giả.

Ít tiết nước bọt để tiêu hóa thức ăn khiến thức ăn khô không được nhào trộn kỹ, khi nuốt dễ gây nghẹn.

Thức ăn dễ bị mắc lại ở cổ họng, thực quản do niêm mạc miệng của miệng, ống tiêu hóa nhỏ và bị co lại, thêm vào đó thiếu sự phối hợp co bóp nhịp nhàng dẫn đến tinh trạng nghẹn.

Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?

Người già ăn cơm hay bị nghẹn có thể do chế độ ăn uống, nguyên nhân sinh lý và cả bệnh lý

Do các bệnh lý gây ra

Ngoài nguyên nhân gây nghẹn do các vấn đề về sinh lý, người già ăn cơm hay bị nghẹn còn do bệnh lý sau đây gây ra:

  • Hẹp thực quản là tình trạng ống thực quản bị tổn thương, gây siết hẹp lòng ống. Thức ăn bị mắc lại ở thực quản, không được đẩy xuống dạ dày nên gây tình trạng nghẹn;
  • Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm, đường thở bị thu hẹp, gây khó thở và nuốt nghẹn ở người già;
  • Do có khối u thực quản tạo dị vật gây chèn ép nên không đẩy thức ăn khó được đẩy xuống khiến người già cảm giác khó nuốt, nghẹn;
  • Bệnh lý ngoài thực quản như hạch di căn, phình mạch, bệnh Basedow,… đều gây chèn ép ống tiêu hóa dẫn đến khó nuốt, nghẹn.

Do thói quen ăn uống

Tình trạng gây nuốt nghẹn ở người già còn do một số thói quen ăn uống không lành mạnh sau:

  • Nhai không kỹ do ăn quá nhanh khiến khối thức ăn không được nghiền nhỏ gây ra tình trạng nghẹn;
  • Khi ăn không tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện có thể gây hóc, sặc do thức ăn rơi vào đường thở. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương thực quản, khi nuốt dễ gây mắc nghẹn;
  • Có cảm xúc tiêu cực, căng thẳng khi bắt đầu bữa ăn có nguy cơ làm rối loạn phản xạ co bóp, nhu động. Thức ăn không được đẩy xuống khỏi thực quản mà bị mắc lại gây nghẹn.

Triệu chứng rất dễ nhận biết

Khi nuốt thức ăn, các chức năng ở họng của người già phối hợp không nhịp nhàng, khiến thức ăn dễ rơi vào khí quản gây nghẹn. Khi bị nghẹn, thức ăn bị tắc ở ở thực quản hay ở khí quản hoặc cả hai.

Nếu thức ăn làm tắc thực quản, khi ăn người bệnh bỗng thấy nuốt khó và cố gắng nuốt dẫn đến bị nấc và nôn oẹ. Do phản xạ, thức ăn sẽ đi vào khí quản. Lúc này, người bị nghẹn nói không ra tiếng, ho sặc sụa, khó thở nặng hay nhẹ tùy từng mức độ, có thể gây nghẹt thở.

Nếu thức ăn làm tắc khí quản, người bị nghẹn bỗng nấc cụt, thở khó, sắc mặt chuyển từ đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ. Nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời, chỉ trong vài phút, người già sẽ rơi vào tình trạng thiếu ôxy nghiêm trọng, dẫn tới tử vong.

Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?

Người bị nghẹn bị nấc cụt, thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ

Làm gì khi người già ăn bị nghẹn khi ăn?

Khi người già ăn bị nghẹn, gây tình trạng khó thở, thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu người già bị nghẹn và xử trí kịp thời là rất quan trọng.

Việc xử trí khi bị nghẹn yêu cầu phải thực hiện nhanh chóng với mục tiêu là giảm nguy cơ thiếu oxy tiến triển nặng, cấp tính bằng cách khai thông khí quản, tránh gây tử vong. Sau đây là các cách xử lý theo từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp 1: Người bị nghẹn vẫn tỉnh táo

Cách 1:

  • Để người già bị nghẹn ngồi, người hơi cúi, động viên họ cố gắng ho mạnh.
  • Bạn có thể vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào vùng lưng trên của người bị nghẹn.

Cách 2:

  • Đứng sau người bị nghẹn, ôm ngang bụng từ phía sau, hai tay siết mạnh bụng trên theo chiều hướng lên.
  • Lặp lại thao tác trên vài lần để đẩy thức ăn ra khỏi khí quản hoặc tạo khe hở để chức năng hô hấp được phục hồi.

Tìm hiểu thêm: Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?
Ôm ngang bụng người bị nghẹn từ phía sau, hai tay siết mạnh bụng trên theo chiều hướng lên

Trường hợp 2: Người bị nghẹn bất tỉnh

Cách 1:

Để người già ở tư thế nằm nghiêng một bên, dùng ngón tay ấn lưỡi xuống, tay kia vỗ mạnh vào vùng lưng trên 5 cái.

Cách 2:

Để người già nằm tư thế ngửa, đầu hơi ngả ra sau, đan chặt hai bàn tay của bạn rồi đặt vào bụng nạn nhân, đẩy mạnh hướng vào trong và lên trên 5 lần. Mục đích là đẩy phần tắc nghẽn, làm thông đường thở.

Trường hợp 3: Thức ăn bị tắc đặc, nhầy, dính

Khi ăn thức ăn như bánh trôi, bánh gạo, bánh dày,… và bị nghẹn, thì ngoài các cách cấp cứu trên, bạn cần để người già nằm nghiêng, dùng kẹp hay dụng cụ phù hợp móc thức ăn bị tắc ra nhằm tạo được khe hở giúp phục hồi chức năng hô hấp cho người bị nghẹn.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng người bệnh vẫn không cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay. Bạn để người già nằm ngửa trên nền cứng, cầm hai bàn tay người bị nghẹn ép xuống ngực họ rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục như vậy. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngăn ngừa tình trạng người già ăn hay nghẹn

Vẫn có cách phòng tránh tình trạng người già ăn cơm hay bị nghẹn bằng cách thay đổi những thói quen, chế độ sinh hoạt như sau:

  • Giảm lượng thức ăn hàng ngày để giảm áp lực lên răng miệng, thực quản. Nhu cầu calo mỗi ngày của người 60 tuổi cần khoảng 2.000 calo và người 70 tuổi chỉ cần 1.800 calo là đủ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để nhào trộn kỹ thức ăn với nước bọt, làm mềm, nhuyễn thức ăn khi nuốt tránh mắc nghẹn.
  • Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối để ngăn dạ dày đẩy cơ hoành gây chèn ép lên tim, cản trở hoạt động của tim. Nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng.
  • Sau khi ăn khoảng 30 phút, người già ngồi hoặc đi bộ nhẹ để nhu động dạ dày nhào trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột thuận lợi, làm giảm các cảm giác đầy bụng, khó tiêu, gây nghẹn, khó nuốt ở người già.
  • Không nên nói chuyện khi ăn giúp giảm nguy cơ thức ăn rơi vào đường thở gây hóc, nghẹn.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái để phản xạ co bóp thực quản được phối hợp nhịp nhàng. giúp đẩy thức ăn xuống dạ dày, tránh bị mắc lại ở cổ họng.
  • Nếu tình trạng nghẹn, khó nuốt lặp lại nhiều lần, người già nên gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý thích hợp.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, nước ép, sữa, các món ăn ninh nhừ,… vì phù hợp với răng, miệng người già.

Người già ăn cơm hay bị nghẹn là bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Người mới xỏ khuyên có được ăn vịt không?

Sau khi ăn khoảng 30 phút, người già có thể đi bộ nhẹ để dễ tiêu, tránh bị nghẹn

Tóm lại, do tuổi tác nên nhiều cơ quan của người già không còn hoạt động tốt dẫn đến tình trạng người già ăn cơm hay bị nghẹn. Khi người già bị nghẹn, người nhà cần áp dụng các cách xử lý như trong bài viết đã hướng dẫn để cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *