Vắc xin phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung là một trong những loại vắc xin được quan tâm hàng đầu ở chị em phụ nữ. Vậy sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không? KenShin sẽ bật mí ngay cho bạn đọc câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không? Đây vẫn luôn là chủ đề quan tâm của rất nhiều chị em phái đẹp. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng KenShin điểm qua một vài nét cơ bản về virus HPV trước nhé.
Contents
Tổng quan về virus HPV
Human Papillomavirus là tên khoa học của virus HPV. Loại virus này gây u nhú ở người, tiến triển thành các căn bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó phải kể đến như ung thư hầu họng, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và ung thư dương vật…
Loại virus này thường lây truyền qua đường tình dục như chạm hay hôn vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng, quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, virus HPV còn có khả năng lây truyền qua một số đường khác như kim bấm sinh thiết, đồ lót, dụng cụ y tế… có virus.
Một người có thể nhiễm virus HPV trong suốt cuộc đời mà không hề có bất cứ triệu chứng nào đặc trưng. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV nhưng có thể phòng ngừa loại virus này hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin.
Trên thực tế, nếu chưa tiêm phòng vắc xin thì khả năng nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục là khá cao. Theo thống kê, có đến 20% người nhiễm virus HPV trong vòng 4 tháng đầu sau khi quan hệ tình dục và 50% các trường hợp nhiễm virus HPV trong 2 năm đầu sau khi xảy ra quan hệ.
Virus HPV sau khi xâm nhập vào cơ thể qua biểu mô tử cung sẽ gây ra các biến đổi ở tế bào. Quá trình biến đổi này có thể diễn ra từ 10 đến 20 năm với những tổn thương viêm nhiễm đơn giản cho đến ung thư tại chỗ và di căn.
Chính vì thế, việc chủ động tiêm phòng vắc xin HPV và thực hiện các thăm dò cận lâm sàng như tế bào học, xét nghiệm và tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị nếu không may nhiễm virus HPV.
Tiêm phòng HPV có ý nghĩa gì?
Theo thống kê nghiên cứu, ước tính virus HPV có thể gây ung thư trên toàn cầu ở cả 2 giới với tỷ lệ 4,5%. Mỗi năm, thế giới có khoảng 690 nghìn trường hợp ung thư có liên quan đến loại virus này ở nam và nữ.
Trên thực tế, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư thường gặp đứng thứ 3 ở nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi. Mỗi ngày có khoảng 7 phụ nữ tử vong do mắc ung thư cổ tử cung và mỗi năm căn bệnh này đã đoạt đi mạng sống của hơn 300 nghìn phụ nữ.
Có thể thấy rằng, ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, diễn biến âm thầm và chỉ có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn muộn. Lúc này, tình trạng của người bệnh đã nặng và các biện pháp như xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật đều đã không còn đặc hiệu. Việc điều trị lúc này chỉ mang tính chất giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Ở nam giới, virus HPV có thể gây ung thư hầu họng, ung thư dương vật và ung thư hậu môn. Những căn bệnh ung thư này cũng nguy hiểm không kém ung thư cổ tử cung ở nữ giới và hiện nay vẫn chưa có phương pháp để tầm soát các loại ung thư này. Bệnh có thể diễn biến âm thầm qua nhiều năm và có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn muộn.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, độ lưu hành virus HPV ở nam giới cao hơn so với nữ giới, đặc biệt tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh ở nam giới sau khi nhiễm virus HPV khá thấp. Kháng thể nhiễm virus HPV do tự nhiên không đủ để bảo vệ nam giới khỏi nguy cơ lây nhiễm virus HPV sau đó.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có thể nhận thấy mức độ nguy hiểm của các căn bệnh gây ra bởi virus HPV rồi phải không. Vắc xin phòng HPV được nghiên cứu ra nhằm phòng ngừa hiệu quả ung thư hầu họng, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ cùng các bệnh u nhú như sùi mào gà. Do vậy, hãy chủ động tiêm phòng vắc xin HPV càng sớm càng tốt bạn nhé. Loại vắc xin này có hiệu quả bảo vệ cao lên đến 30 năm.
Một số loại vắc xin phòng HPV
Vắc xin phòng HPV được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em và cả nam giới trước các căn bệnh có liên quan đến HPV. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm phòng cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, dù đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục.
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Gardasil 9 có nguồn gốc từ Mỹ. Trong đó:
Vắc xin Gardasil
Vắc xin Gardasil phòng ngừa 4 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18. Loại vắc xin này được khuyến cáo tiêm phòng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Lịch tiêm gồm 3 mũi, cụ thể như sau:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng kể từ sau khi tiêm mũi 1.
- Mũi 3: 4 tháng kể từ khi tiêm mũi 2.
Vắc xin Gardasil 9
Vắc xin Gardasil 9 phòng 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Loại vắc xin này được chỉ định tiêm chủng cho cả 2 giới nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 27 tuổi.
Người từ 9 tuổi tròn đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên với:
- Phác đồ 2 mũi: Mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên trong độ tuổi và mũi 2 cách mũi 1 từ 6 đến 12 tháng. Trong trường hợp mũi 2 tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng thì cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
- Phác đồ 3 mũi: Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 4 tháng.
Người từ 15 tuổi tròn đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
- Phác đồ 3 mũi: Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 4 tháng.
- Phác đồ tiêm nhanh: Mũi 1 cũng là lần tiêm đầu tiên, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Trường hợp cam kết hội chẩn: Áp dụng cho đối tượng từ 27 tuổi tròn đến dưới 46 tuổi: Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi và mũi 2 hoặc mũi 3 sẽ cách mũi 1 tối thiểu 12 tháng.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin cơ bản về giải phẫu xương cùng
Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
Hiện nay có nhiều bạn đọc cho rằng đã quan hệ tình dục hay sinh con rồi thì không cần tiêm vắc xin phòng HPV. Vậy quan niệm này có đúng? Liệu rằng sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
Theo các chuyên gia y tế, đây là một quan điểm sai lầm. Khi đã quan hệ rồi thậm chí là sinh con rồi thì việc tiêm vắc xin vẫn rất cần thiết. Có 2 lý do chính có thể lý giải cho điều này:
- Thứ nhất, HPV có rất nhiều chủng khác nhau. Việc bạn đã quan hệ và nhiễm chủng virus HPV này thì vẫn có nguy cơ nhiễm chủng virus HPV khác trong những lần quan hệ tiếp theo. Lúc này vắc xin phòng HPV vẫn hiệu quả phòng ngừa tốt các chủng virus HPV chưa từng mắc.
- Thứ hai, một người đã từng nhiễm HPV thì trong tương lai vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Dù cơ thể có đào thải virus HPV thì nguy cơ tái nhiễm trong những lần quan hệ sau đó vẫn có. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi chưa được tiêm phòng vắc xin không thể dự phòng tái nhiễm HPV.
Chính vì thế với câu hỏi sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không thì câu trả lời là có bạn nhé.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin HPV cũng như một số loại vắc xin phòng HPV được sử dụng phổ biến hiện nay mà KenShin muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với KenShin.