Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu

Chụp CT đầu hay chụp CT não là một trong những phương pháp chẩn đoán không xâm lấn được thực hiện bằng cách sử dụng tia X quét xung quanh não. Phương pháp này cho ra những hình ảnh chi tiết về não và những bệnh lý liên quan đến não, trong đó có ung thư não. Vậy chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không?

Bạn đang đọc: Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không đang là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Trên thực tế, ung thư não là căn bệnh rất khó để chẩn đoán sớm bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Chính vì thế, chụp CT đầu là sự lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ bởi phương pháp này sẽ giúp phát hiện ung thư não khi khối u còn rất nhỏ.

Sơ lược về phương pháp chụp CT đầu

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh học được phát minh bởi bác sĩ Allan Cormack và nhà vật lý học người Anh Godfrey Hounsfield. Đây được đánh giá là bước tiến mới của y học hiện đại.

Ở giai đoạn đầu đưa vào ứng dụng, phương pháp này thường chỉ áp dụng với những trường hợp chụp sọ não. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, chụp CT được áp dụng tại tất cả các bộ phận trong cơ thể người như chụp CT não, chụp CT ổ bụng, chụp CT gan…

Chụp CT đầu hay chụp cắt lớp vi tính đầu được thực hiện bằng việc các bác sĩ sử dụng tia X đi qua đầu của người bệnh nhằm chụp lại những lát cắt ngang 2D hoặc 3D. Kết quả hình ảnh thu được giúp các bác sĩ thấy rõ được những tổn thương tại vùng đầu của người bệnh. Quá trình thực hiện phương pháp này sẽ kéo dài khoảng 3 đến 4 phút.

Một số tổn thương có thể nhận biết được khi thực hiện chụp CT đầu bao gồm khối u hoặc dị vật trong não, tình trạng ung thư não. Từ kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cùng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng người bệnh.

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu

Chụp CT đầu là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến hiện nay

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không?

Ung thư não là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, với một số tác nhân từ môi trường và hóa chất như chất hóa học độc hại, chất phóng xạ… khiến cho tỷ lệ mắc căn bệnh ung thư não ngày một gia tăng.

Bên cạnh đó, ung thư não được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm, rất khó có thể nhận biết ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng của bệnh thường không điển hình. Đa số các trường hợp phát hiện bản thân mắc ung thư não khi bệnh đã tiến triển nặng. Lúc này, cơ hội điều trị khỏi bệnh gần như bằng không. Vậy chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không?

Với câu hỏi chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không thì câu trả lời là có bạn nhé. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chụp CT đầu là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh cho người bệnh mắc ung thư não vô cùng hiệu quả. Tỷ lệ phát hiện khối u trong não của phương pháp này khá cao lên đến 90%.

Kết quả chụp CT đầu là những hình ảnh 2D và 3D vô cùng rõ nét cho thấy các tổn thương bên trong não từ đó giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra những khối u cho dù kích thước của khối u rất nhỏ.

Ngoài chụp CT đầu, các bác sĩ cũng sẽ kết hợp thêm một số phương pháp khác để hỗ trợ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh, từ đó giúp xác định các thông tin chi tiết về khối u như kích thước, hình dạng, vị trí của khối u đồng thời đánh giá khối u đó là lành tính hay ác tính.

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không?

Chụp CT đầu có ý nghĩa gì?

So với chụp X-quang đầu thì chụp CT não có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn. Đặc biệt, khi bác sĩ muốn kiểm tra mạch hay mô mềm thì kết quả chụp CT rất hữu ích.

Thông thường, chụp CT não có thể thực hiện để đánh giá về khối u, các tổn thương, chất thương dị tật cấu trúc của não và tình trạng chảy máu nội sọ. Ngoài ra, phương pháp chụp CT đầu còn giúp:

  • Tìm kiếm các tổn thương có thể xảy ra sau chấn thương ở đầu. Ví dụ như chấn thương mô mềm, chấn thương xương, chảy máu não…
  • Đánh giá người bệnh có các dấu hiệu giống đột quỵ xem liệu rằng họ có dấu hiệu chảy máu não hay cục máu đông hay không.
  • Tìm kiếm khối u não hoặc các bất thường khác liên quan đến não.
  • Đánh giá tình trạng bất thường trong hình thành hộp sọ.
  • Đánh giá người bệnh có tiền sử tràn dịch não gây ra sự mở rộng của hệ thống não thất.
  • Trường hợp có các triệu chứng liên quan đến não như thay đổi tính cách, ảnh hưởng đến vận động của cơ thể (liệt, yếu) thì bác sĩ có thể chỉ định chụp CT não để đảm bảo rằng nguyên nhân gây ra các triệu chứng nêu trên không liên quan đến bất thường não.
  • Chụp CT não cũng có thể được sử dụng trong đánh giá hiệu quả điều trị đối với các khối u não đồng thời phát hiện cục máu đông trong não – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
  • Bên cạnh đó, chụp CT đầu còn cung cấp các hướng dẫn cho phẫu thuật não hoặc sinh thiết não.

Tìm hiểu thêm: Đứng dậy bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu
Chụp CT đầu có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý ở não

Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT não

Cũng giống như các thăm dò cận lâm sàng khác, chụp CT cũng có chỉ định và chống chỉ định. Vậy phương pháp này được chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?

Chụp CT não được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Có những thay đổi về suy nghĩ và bất thường trong hành vi;
  • Đau đầu;
  • Ngất xỉu;
  • Mất thính lực xảy ra ở một số ít người;
  • Có các dấu hiệu cũng như triệu chứng tổn thương não một phần.

Tuy chụp CT mang lại hiệu quả rất tốt trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể được chỉ định phương pháp chụp CT não. Chụp CT não chống chỉ định đối với một số đối tượng:

  • Phụ nữ mang thai: Nếu bạn đang mang thai hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mang thai thì bạn cần thông báo lại với bác sĩ. Việc tiếp xúc với bức xạ trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể là gây dị tật bẩm sinh.
  • Người dị ứng với thuốc cản quang. Thêm vào đó, các chị em đang cho con bú cũng cần thông báo với bác sĩ về thời điểm cho con bú trở lại sau tiêm thuốc cản quang.
  • Người bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc điều trị tiểu đường Metformin cần thông báo với bác sĩ trước khi tiêm thuốc cản quang bởi thuốc cản quang có thể khiến người bệnh tiểu đường bị nhiễm toan chuyển hóa. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng thuốc tại thời điểm thực hiện thủ thuật và đợi sau 48 tiếng mới được sử dụng thuốc trở lại. Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận.

Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu

>>>>>Xem thêm: Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Chụp CT đầu chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Hiện nay, chụp CT đầu đang là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện, xác định chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ hôm nay của KenShin sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và dõi theo KenShin mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *