Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ

Trẻ em là một trong những đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi trẻ sốt hoặc đau, phụ huynh thường tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ, trong đó có thể kể đến Panadol Extra. Vậy trẻ em có uống được Panadol Extra không?

Bạn đang đọc: Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ

Panadol Extra là một thuốc giảm đau, hạ sốt với thành hoạt chất gồm paracetamol và cafein. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “trẻ em có uống được Panadol Extra không?”, cũng như công dụng của từng thành phần hoạt chất. Hãy cùng KenShin tìm hiểu nhé!

Thuốc Panadol Extra có tác dụng gì?

Thuốc Panadol Extra hay còn gọi là Panadol đỏ, chứa thành phần hoạt chất gồm 500mg paracetamol và 65mg cafein, được đóng gói theo quy cách hộp 15 vỉ x 12 viên hoặc hộp 2 vỉ x 12 viên.

Panadol Extra thuộc nhóm thuốc không cần kê đơn, hoạt chất paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau và cafein là chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Nhờ hạ nhiệt nhanh chóng và giảm đau hiệu quả nên thuốc được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Panadol Extra được khuyến cáo sử dụng để giảm đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, ví dụ như:

  • Đau đầu;
  • Đau nửa đầu;
  • Đau cơ;
  • Đau do viêm xương khớp;
  • Đau răng;
  • Đau bụng kinh;
  • Đau và sốt sau khi tiêm vaccin;
  • Giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng.

Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ

Thuốc Panadol Extra có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả

Trẻ em có uống được Panadol Extra không?

Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Trẻ em có thể uống Panadol Extra, tuy nhiên Panadol Extra được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên để điều trị sốt hay đau nhức. Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi có thể sử dụng thuốc Panadol không có thành phần cafein, với hàm lượng paracetamol từ 250 đến 500mg.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh cho sự hiệu quả của thuốc cũng như độ an toàn của paracetamol tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng Panadol hay bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cho trẻ trong độ tuổi này.

Tuyệt đối không sử dụng đồng thời nhiều hơn một loại thuốc có tác dụng hạ sốt cho trẻ, chỉ sử dụng một loại thuốc có chứa hoạt chất paracetamol như Panadol trẻ em.

Phụ huynh cần lưu ý chỉ lặp lại liều Panadol Extra mỗi 4 đến 6 giờ nếu triệu chứng của trẻ không thuyên giảm. Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết có hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất. Liều tối đa trong ngày có thể sử dụng cho trẻ là 80 mg/kg cân nặng.

Ngoài ra, nếu phụ huynh tự ý cho trẻ uống thuốc mà không được thăm khám, chỉ định từ bác sĩ thì chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian tối đa ba ngày. Hãy thăm khám bác sĩ nếu triệu chứng của trẻ kéo dài hoặc không thuyên giảm. Nếu tự ý tiếp tục sử dụng thuốc dài ngày sẽ dễ gây quá liều, ngộ độc thuốc, đồng thời trẻ dễ bị phụ thuộc vào thuốc do thói quen lạm dụng thuốc.

Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ

Trẻ em có uống được Panadol Extra không?

Lưu ý khi dùng Panadol Extra cho trẻ

Panadol Extra có thể an toàn với trẻ khi sử dụng ở liều khuyến cáo nhưng khi sử dụng thuốc với liều cao kéo dài có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc như buồn nôn, nôn, chán ăn, phát ban trên da, nhịp tim nhanh, kích thích thần kinh trung ương.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chứa paracetamol, vì vậy cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về thuốc đang dùng, thận trọng khi phối hợp thuốc Panadol Extra với các thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh, để tránh quá liều cho trẻ. Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể dẫn đến việc ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.

Trên các bệnh nhi đang bị các bệnh về gan, gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhi được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.

Khi mua thuốc, bạn có thể được cảnh báo về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Lyell hay hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Khi trẻ gặp phải tình trạng mẫn cảm với thuốc với các biểu hiện nặng như chóng mặt, phù mạch, co thắt phế quản,… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, tránh cho trẻ dùng quá nhiều cafein trong khi đang dùng thuốc này.

Tìm hiểu thêm: U dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ
Sử dụng quá liều Panadol Extra có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn

Phương pháp giảm đau, hạ sốt không dùng thuốc cho trẻ

Ngoài dùng Panadol để giảm đau hạ sốt thì các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo các biện pháp không dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp được khuyến khích nên áp dụng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể tham khảo:

  • Dùng rau diếp cá để hạ sốt cho trẻ: Rau diếp cá là một loại rau khá lành tính và mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhờ thành phần chứa tinh dầu, chất khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa. Cách sử dụng rau khá đơn giản, rửa sạch rau diếp cá với nước muối loãng, sau đó đem đi giã nhuyễn, lọc bã lấy nước cốt rồi đem đun nước này lên để cho trẻ uống. Phần bã vừa lọc ra có thể chia thành các phần rồi đắp ở trán, bẹn, nách để hạ nhiệt cho trẻ.
  • Sử dụng cây nhọ nồi: Trước tiên hãy rửa sạch lá nhọ nồi với nước muối pha loãng, sau đó giã nhuyễn chỗ lá này, pha với nước đun sôi để nguội và lọc bỏ bã để chắt lấy nước uống cho trẻ. Tốt nhất nên đun sôi nước trước khi cho trẻ uống. Với trẻ sốt nhẹ thì cho uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa, nếu trẻ nhỏ khó uống có thể cho thêm chút đường. Phần bã vừa lọc có thể chia thành các phần rồi đắp ở trán, bẹn, nách để giúp trẻ giảm nhiệt độ xuống.
  • Sử dụng chanh tươi: Lấy một quả chanh tươi, cắt thành lát mỏng rồi dùng miếng chanh chà nhẹ vào trán, cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân của bé. Để khoảng 3 – 5 phút rồi làm tiếp khoảng 3 – 4 đợt hoặc khi thấy những dấu hiệu cải thiện tình hình. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch toàn bộ cơ thể cho trẻ. Phương pháp này có thể áp dụng cho bé sốt cao từ 38.5 đến 39 cần hạ sốt nhanh.
  • Lau người bằng nước ấm: Lau người cho trẻ bằng nước ấm sẽ giúp lỗ chân lông trên da được giãn nở và tản nhiệt, hạ sốt, ngăn ngừa tình trạng sốt cao làm ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh trung ương. Lưu ý nên lau người cho trẻ trong phòng kín gió, độ ấm của nước chỉ nên ở mức vừa phải.

Ngoài ra, hãy chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt và cho trẻ uống nhiều nước. Thay vì sử dụng nước lọc, bạn có thể lựa chọn các loại nước ép trái cây để cung cấp vitamin, chất điện giải và khoáng chất cần thiết cho bé.

Những phương pháp trên đây mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho bất kì biện pháp chăm sóc y tế nào.

Trẻ em có uống được Panadol Extra không? Lưu ý khi dùng cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight

Sử dụng chanh tươi được xem là một trong những biện pháp hạ sốt hiệu quả cho trẻ

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc “trẻ em có uống được Panadol Extra không?”, cũng như cung cấp một số lưu ý khi dùng Panadol Extra cho trẻ và một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ hạ sốt cho trẻ. Từ những thông tin trên, KenShin mong muốn bạn sẽ sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả và hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *