Dựa trên các kết quả chụp MRI, chụp CT cùng với các xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ xác định bạn các giai đoạn của ung thư. Vậy u não giai đoạn cuối thường sẽ có những biểu hiện gì và người mắc phải u não giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
Bạn đang đọc: Người bị u não giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
U não giai đoạn cuối là căn bệnh có tính chất vô cùng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cực cao. Đa số các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị thường được lựa chọn chỉ định cho bệnh nhân mắc phải u não giai đoạn cuối.
Contents
U não và nguyên nhân gây ra u não
U não là hiện tượng bên trong não hình thành và phát triển khối u. Đây là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và rất khó để nhận biết nó khi còn ở giai đoạn đầu. Mỗi dạng u não sẽ có những dấu hiệu đặc trưng của nó, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng trước các triệu chứng của bệnh. Xét theo tính chất, có 2 loại u não hiện nay, đó là u não lành tính và u não ác tính.
U não lành tính
U não lành tính khá phổ biến nhưng thường không dễ phát hiện do bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng. Để nhận biết được bản thân có đang mắc phải u não lành tính hay không, bạn cần phải lưu ý nếu thấy mình xuất hiện những triệu chứng như:
- Động kinh;
- Buồn nôn, nôn;
- Đau đầu thường xuyên;
- Gặp vấn đề về tầm nhìn, thị lực;
- Thay đổi hành vi và tính cách;
- Khả năng vận động mất dần đi và ở một cánh tay hay một chân cũng dần mất cảm giác.
U não ác tính
U não ác tính hay có tên gọi khác là ung thư não sẽ tiến triển theo từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy theo kích thước của khối u.
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc phải u não ác tính sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng đầu và tình trạng này sẽ càng ngày càng nặng vào mỗi buổi sáng. Tiếp theo đó là triệu chứng co giật và ngưng thở bắt đầu xuất hiện. Đôi khi bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng khác như buồn nôn và ói mửa liên tục, thay đổi tính cách, kèm theo đó là rối loạn hoặc suy giảm khứu giác, suy giảm thị lực.
U não giai đoạn cuối là hiện tượng tế bào ung thư không còn khu trú ở não thì chúng đã bắt đầu lan rộng sang những khu vực khác khiến não bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài việc gia tăng về kích thước, khối u còn sinh sôi mạnh mẽ và di căn tới những cơ quan khác như phổi, gan, xương, gan. Lúc này, bệnh nhân đang mắc phải u não giai đoạn cuối sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội, khó khăn trong các hoạt động thường ngày, thường xuyên nôn mửa và co giật thậm chí là liệt tứ chi.
Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị sau khi ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân hình thành u não giai đoạn cuối
Cho tới hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư não là chưa được xác định, theo các chuyên gia, u não không thuộc nhóm các bệnh lý truyền nhiễm nhưng họ cho rằng căn bệnh này mang tính chất di truyền đối với một số trường hợp. Một số các hội chứng dưới đây cũng có thể liên quan tới bệnh ung thư não:
- Hội chứng Neurofibromatosis.
- Hội chứng Turcot.
- Bệnh nhân nhiễm virus Cytomegalovirus và Epstein-Barr virus cũng có thể bị mắc ung thư não.
- Người hay tiếp xúc với phóng xạ hoặc trước đây từng xạ trị ở những vị trí như đầu, mặt, cổ, hoặc tiếp xúc nhiều với những chất hóa học như dầu khí, hóa chất cao su, dung môi hòa tan, thuốc trừ sâu, nhựa vinyl,… cũng làm tăng khả năng mắc phải u não.
Người bị u não giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
Nhìn chung thời gian bệnh nhân mắc phải u não giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị và sự đánh giá tổng quát của bác sĩ. Để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh thì bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng kết hợp chỉ định thực hiện các xét nghiệm và tiến hành các thăm dò cần thiết khác.
Đa số những bệnh nhân bị u não giai đoạn cuối thì việc điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn, tiên lượng ở giai đoạn này là rất thấp vì khối u đã làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác bên trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Có an toàn khi cho trẻ ăn bột protein hay không?
Phương pháp điều trị u não giai đoạn cuối
Khi bệnh nhân đã mắc phải u não giai đoạn cuối, đa số bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị theo các phương pháp như sau:
- Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: Đối với biện pháp này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u, giảm áp lực của khối u đang ngày càng chèn ép các tổ chức khác ở bên trong não. Sau khi phẫu thuật được thực hiện xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh dài ngày và kết hợp cùng với các chế độ chăm sóc đặc biệt dành riêng cho phẫu thuật u não giai đoạn cuối.
- Hóa trị liệu: Là phương pháp sử các loại thuốc điều trị ung thư. Các loại thuốc được dùng để chữa trị ung thư não hiện nay có thể nhắc đến như Steroid, nó có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Phương pháp xạ trị: Đối với trường hợp không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật thì đây là phương pháp sẽ được chỉ định, hoặc nó cũng áp dụng đối với những ca hậu phẫu để loại bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại.
- Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng: U não giai đoạn cuối sẽ mang đến cho người bệnh rất nhiều đau đớn. Do đó để giúp bệnh nhân giảm nhẹ các cơn đau này bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau dựa trên biểu hiện và mức độ của cơn đau mà người bệnh đang phải chịu. Những loại thuốc giảm đau phổ biến có thể nhắc đến như: Aspirin, paracetamol hoặc mạnh hơn là morphine.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn về thắc mắc người bị u não giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu? Hi vọng với bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này.