Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài. Người bệnh gặp ảnh hưởng cả cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề với cả thể chất và tinh thần.

Bạn đang đọc: Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Trầm cảm hiện nay là căn bệnh phổ biến rất đáng lo ngại. Nếu không nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm và chủ động có hướng xử lý, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng. Nhiều người bị trầm cảm nặng có suy nghĩ tự sát. Thống kê cho thấy mỗi năm có đến hơn 700.000 người bị trầm cảm chết vì tự tử trên toàn thế giới, trong số đó có rất nhiều người trẻ tuổi. Thật đáng buồn khi bệnh trầm cảm bị xếp vào nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở lứa tuổi 15 – 29.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc đang phổ biến đến mức đáng báo động. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 20 người thì có một người bị trầm cảm. Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nên tỷ lệ bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Tác động của trầm cảm vượt xa sự đau khổ về mặt cảm xúc, nó còn gây ảnh hưởng đến năng suất, hoạt động học tập và các mối quan hệ, thậm chí còn làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Tâm trạng chán nản thường xuyên là dấu hiệu đáng báo động của bệnh trầm cảm

Trầm cảm biểu hiện bằng nỗi buồn bã, sự tuyệt vọng cùng tâm trạng chán nản kéo dài. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, trầm cảm khiến một người chìm đắm trong vòng suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, gián đoạn chế độ ăn và ngủ, thiếu năng lượng và giảm niềm tin vào giá trị bản thân. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán đó là trầm cảm, những triệu chứng này phải tồn tại ít nhất hai tuần hoặc lâu hơn.

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào sự xuất hiện trầm cảm, bao gồm yếu tố di truyền, các sự kiện trong cuộc sống như mất mát, đổ vỡ cảm xúc, thất nghiệp hoặc căng thẳng tài chính… Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và các mối quan hệ tương tác xã hội. Rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, thiếu tập trung, giảm mức năng lượng,… là những thay đổi phổ biến. Người bị trầm cảm thường khó tìm thấy động lực, bản thân luôn cảm giác khó chịu và họ luôn chọn cách rút lui khỏi các hoạt động xã hội, từ đó chất lượng cuộc sống cũng giảm sút đáng kể.

9 dấu hiệu trầm cảm cần biết

Sau khi hiểu tổng quan bệnh trầm cảm là gì, có thể bạn sẽ thắc mắc đâu là dấu hiệu trầm cảm? Theo chuyên gia tâm lý, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của trầm cảm là điều tối quan trọng. Bởi trầm cảm có thể xảy ra cho bất cứ ai, bất kể tuổi tác hay hoàn cảnh nên việc nhận ra các triệu chứng trầm cảm sẽ giúp rất nhiều cho việc can thiệp và chữa lành kịp thời.

Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm bạn cần nắm:

Tâm trạng chán nản thường xuyên

Nếu một người bị tâm trạng chán nản dai dẳng đeo đẳng hầu như mỗi ngày, bất kể hoàn cảnh nào thì có thể đó là một dấu hiệu đáng báo động khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Trầm cảm xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ

Mất hứng thú hoặc niềm vui

Một trong những dấu hiệu của trầm cảm được xem là điển hình đó là giảm hứng thú hoặc niềm vui đối với các hoạt động hoặc thú vui từng mang lại niềm vui. Nếu niềm đam mê trước đây không còn gây kích thích bạn nữa, điều đó có thể được đánh giá là yếu tố tiềm ẩn.

Thay đổi khẩu vị và cân nặng

Trầm cảm thường tác động đến sự thèm ăn, dẫn đến thay đổi đáng kể về cân nặng của một người. Điều này có thể biểu hiện bằng việc chán ăn và sụt cân hoặc thèm ăn và tăng cân. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của sự đau khổ về mặt cảm xúc.

Mất ngủ thường xuyên

Giấc ngủ bị gián đoạn, mất ngủ,… là những biểu hiện thường gặp ở người đang đối mặt với chứng trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, đặc biệt kèm theo những suy nghĩ tiêu cực, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn cảm xúc.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm tim giá bao nhiêu? Cần chú ý điều gì khi thực hiện siêu âm tim?

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết
Mất ngủ lâu dài gây rối loạn cảm xúc dễ dẫn đến trầm cảm

Kích động hoặc thao tác/lời nói chậm chạp

Trầm cảm khiến người bệnh bồn chồn, kích động hoặc có những cử chỉ và lời nói chậm lại. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về khả năng phản ứng thông thường của mình, hãy chú ý vì nhiều khả năng bạn có thể đang đối diện với chứng trầm cảm.

Mệt mỏi dai dẳng, mất năng lượng

Một trong những dấu hiệu trầm cảm đó là cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng, ngay cả sau khi bạn đã nghỉ ngơi. Trầm cảm làm tiêu hao cả năng lượng thể chất và tinh thần, khiến bạn luôn cảm thấy mình trong tình trạng bị kiệt sức.

Cảm giác bất lực và tội lỗi

Những người đang chiến đấu với chứng trầm cảm thường trải qua cảm giác bất lực tột độ, cảm giác tội lỗi quá mức và tự ti về bản thân.

Suy giảm khả năng tập trung và ra quyết định

Trầm cảm làm suy yếu chức năng nhận thức, khiến việc tập trung, đưa ra quyết định và duy trì sự tập trung của bạn trở nên khó khăn. Điều này ít nhiều làm cản trở công việc, học tập lẫn cuộc sống hàng ngày, càng khiến sự thất vọng đối với bản thân tăng lên.

Thường xuyên có ý nghĩ tự tử

Có lẽ dấu hiệu đáng báo động nhất của những người đang bị trầm cảm chính là trong đầu luôn có những suy nghĩ về cái chết, về việc tự tử. Nếu bạn đang trải qua những suy nghĩ này, bạn cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Dấu hiệu trầm cảm trở nên nghiêm trọng khi người bệnh có ý muốn tự tử

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ phân loại trầm cảm thành các cấp độ khác nhau như sau:

  • Dưới ngưỡng trầm cảm: Có ít hơn 5 triệu chứng trầm cảm.
  • Trầm cảm nhẹ: Có trên 5 triệu chứng trầm cảm.
  • Trầm cảm vừa: Các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng cơ thể ở mức độ vừa phải.
  • Trầm cảm nặng: Hầu như người bị trầm cảm có tất cả các triệu chứng, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động, công việc, học tập và sức khỏe.

Trầm cảm được phân loại thêm dựa trên thời gian của các triệu chứng:

  • Trầm cảm cấp tính: Các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài từ 2 tuần đến dưới 2 năm.
  • Trầm cảm mãn tính: Các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài hơn 2 năm.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm khi nào cần gặp bác sĩ?

Trầm cảm là bệnh lý rất phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Nhận biết các dấu hiệu bệnh trầm cảm và biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.

Trầm cảm gây tổn hại cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất, đó là điều chắc chắn. Điều trị sớm là rất quan trọng vì tình trạng bệnh có thể leo thang nếu không được giải quyết. Những suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến những hành động có hại, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn cả những người xung quanh.

Những lúc này, việc tâm sự với bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể mang lại sự hỗ trợ tinh thần to lớn. Khi nghi ngờ mình có dấu hiệu trầm cảm, bạn đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia tâm lý để được lắng nghe và tư vấn hướng xử lý. Nếu ý nghĩ tự tử xuất hiện trong đầu, bạn càng cần khám bác sĩ ngay lập tức. Những buổi trò chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên mũi có đau không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên mũi

Tìm sự tư vấn ở bác sĩ chuyên khoa để giảm càm xúc tiêu cực

Thông thường, trị liệu tâm lý là biện pháp điều trị đầu tiên mang lại hiệu quả cao đối với bệnh nhân trầm cảm. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ xem xét cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên, biện pháp này luôn được tiến hành một cách thận trọng do có thể xảy ra tác dụng phụ. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm mà đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Về phía những người đang đối mặt với chứng trầm cảm cũng cần thực hiện các bước chủ động để nâng cao sức khỏe của mình, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng giàu chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Đơn giản hóa cuộc sống: Sắp xếp lại công việc và trách nhiệm cuộc sống hàng ngày, giảm sự quá tải.
  • Tránh sự cô lập: Kết nối xã hội là rất quan trọng. Khi có dấu hiệu trầm cảm, bạn càng nên tránh cô lập bản thân, thay vào đó hãy tiếp xúc tích cực hơn với những người thân yêu.
  • Quản lý căng thẳng: Nên tìm hiểu các liệu pháp thư giãn, thực hành chánh niệm và kiểm soát các tác nhân gây căng thẳng.

Tóm lại, trầm cảm là chứng rối loạn cảm xúc ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất lẫn tinh thần của một người. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời là rất quan trọng. Bởi nếu không kiểm soát và chủ động tìm hướng giải quyết, mức độ trầm cảm tiến triển có thể khiến bạn bị những suy nghĩ tiêu cực nhấn chìm và dễ có những hành động dại dột tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *