Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cân nặng và vóc dáng của bạn. Có những thực phẩm giúp chúng ta sở hữu vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối nhưng cũng có không it thực phẩm gây béo bụng.
Bạn đang đọc: Tiết lộ 5 loại thực phẩm gây béo bụng cần tránh xa
Thực phẩm gây béo bụng không chỉ khiến chúng ta có một thân hình mất cân đối, vóc dáng “cồng kềnh” thiếu thẩm mỹ. Béo bụng còn mang đến tâm lý tự ti và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Và đây là những thực phẩm – “thủ phạm” gây béo bụng mà chúng ta cần hạn chế tiêu thụ một cách tối đa.
Contents
Béo bụng gây tác hại gì?
Béo bụng là tình trạng vòng eo bị tích mỡ khiến bụng phình to bất thường. Có 2 loại mỡ bụng gồm mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da nằm ngay bên dưới da, mềm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường vì lớp mỡ này lồi khá rõ trên bụng. Lớp mỡ này ít gây hại cho sức khỏe. Loại thứ 2 là mỡ nội tạng gồm các chất béo bám quanh các cơ quan nội tạng như gan, ruột. Lớp mỡ này nằm sâu trong bụng và cũng mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe.
Những người béo bụng thường có lượng mỡ dưới và và mỡ nội tạng đều cao. Mỡ nội tạng là loại chất béo chứa nhiều mạch máu, tế bào, dây thần kinh hơn mỡ dưới da. Loại chất béo này có liên quan mật thiết với hormon insulin có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo thời gian, khi lớp mỡ nội tạng dày thêm, tình trạng kháng insulin xảy ra sẽ dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Mỡ nội tạng cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng viêm toàn thân, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Theo thống kê, phụ nữ có lượng mỡ dưới da nhiều hơn nhưng nam giới lại có nguy cơ tích mỡ nội tạng cao hơn. Tỷ lệ nam giới bị béo bụng cũng cao hơn nữ giới. Ngay cả khi mỡ dưới da không có hại như mỡ nội tạng nhưng nó cũng khiến lượng mỡ toàn thân tăng cao và tăng nguy cơ bệnh tật. Vì vậy, giảm béo bụng là việc vô cùng cần thiết.
Những thực phẩm gây béo bụng nên tránh xa
Để giảm béo bụng, có nhiều cách khác nhau như: Bài tập giảm mỡ bụng, thay đổi chế độ dinh dưỡng,… Trong đó cách quan trọng, dễ thực hiện nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm gây béo bụng mà chúng ta nên hạn chế tiêu thụ càng nhiều càng tốt như:
Thực phẩm chứa nhiều đường
Hầu hết chúng ta đều không nhận ra việc mình đang tiêu thụ nhiều đường hơn mức khuyến nghị hàng ngày. Đường có nhiều trong sữa, sữa chua, bánh ngọt, bánh nướng, ngũ cốc, nước uống đóng lon, nước uống có gas,…
Những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng calo lớn khiến tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày cao hơn lượng calo mà cơ thể tiêu hao. Khi đó, việc tăng cân và tích mỡ bụng không có gì khó hiểu. Đây chính là thực phẩm gây béo bụng hàng đầu mà chúng ta cần tránh xa.
Ngoài gây tăng cân, béo bụng, thực phẩm nhiều đường còn khiến lượng đường trong máu tăng vọt tạm thời, sau đó giảm mạnh gây cảm giác đói nhanh chóng. Điều này kích thích cơ thể có nhu cầu ăn uống trở lại tạo thói quen ăn nhiều. Ăn nhiều đồ ngọt còn là nguyên nhân gây tiểu đường, tim mạch, đột quỵ.
Đồ chiên rán – thực phẩm gây béo bụng hàng đầu
Đồ chiên rán chứa nhiều calo và chất béo bão hòa. Năng lượng dư thừa được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ. Không chỉ gây béo phì, thừa cân, béo bụng, đồ chiên rán còn làm tăng cholesterol xấu trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch.
Đồ ăn nhiều muối
Đồ ăn nhiều muối cũng là thực phẩm gây béo bụng và kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe khác. Đồ ăn nhiều muối kích thích vị giác, khiến mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn. Sau khi ăn các món ăn nhiều muối như thịt xông khói, xúc xích, bim bim,… chúng ta sẽ có xu hướng tiêu thụ thêm các loại đồ uống có gas, nước ngọt – cũng là thực phẩm có lượng calo cao nên nguy cơ tăng cân càng cao hơn. Ăn đồ ăn nhiều muối khiến cơ thể tích nước dẫn đến tăng cân.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Lam: Hiểu rõ triệu chứng, con đường lây lan và cách phòng tránh
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa thường có nhiều trong các loại thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn như: Khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, bơ thực vật, bim bim, đồ hun khói, đồ nướng,… Chúng không chỉ làm tăng cân, tăng mỡ bụng mà còn kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Chúng cũng có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, tăng nguy cơ kháng insulin dẫn đến tiểu đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Ngũ cốc ăn sáng có đường
Nhiều người có thói quen ăn sáng bằng ngũ cốc. Các loại ngũ cốc trên thị trường hiện nay phần lớn làm từ ngũ cốc tinh chế và có thêm thành phần đường. Loại đồ ăn này tuy tiện lợi nhưng lại ít chất xơ, chỉ số đường huyết cao, ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại nhiều calo rỗng. Những sản phẩm này khiến nồng độ insulin tăng đột biến.
Sau khi ăn khoảng 2 giờ, bạn sẽ thấy thiếu năng lượng. Thiếu năng lượng dẫn đến ít vận động và muốn ăn một món ăn khác để bù đắp năng lượng. Việc này càng thúc đẩy tình trạng tích lũy chất béo ở vùng bụng. Đây đích thị là món ăn làm béo bụng mà nhiều người vẫn vô tư sử dụng hàng ngày.
Uống nhiều rượu bia
Ngoài các thực phẩm kể trên, rượu bia và đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ thừa. Khi bạn uống rượu bia, khoảng 20% chất cồn sẽ đi vào màu rồi được chuyển hóa ở gan. Khi não bộ phát hiện ra trong máu có acetaldehyde và acetate – là hai chất có trong rượu, não sẽ phát tín hiệu để cơ thể ngừng đốt cháy mỡ nhằm tăng cường đào thải hai chất này. Quá trình đốt cháy mỡ trong cơ thể bị tạm ngừng khiến lượng mỡ thừa được tích lũy tăng lên. Đây là lý do những người uống nhiều rượu bia thường bị béo bụng.
>>>>>Xem thêm: Có nên uống protein thực vật không? Nên uống như thế nào?
Theo các nghiên cứu, khi chúng ta uống rượu bia, 20% chất cồn sẽ vào máu rồi được chuyển hóa ở gan. Não bộ khi phát hiện 2 chất acetaldehyde và acetate sẽ ngừng đốt cháy mỡ để đào thải chúng. Từ đó, quá trình đốt mỡ trong cơ thể sẽ tạm ngừng, lượng chất béo sẽ tăng. Thêm vào đó, rượu làm tăng cortisol nên tăng lưu trữ chất béo ở bụng. Sau khi uống nhiều rượu, chúng ta cũng có xu hướng lười vận động vào ngày hôm sau. Tất cả những điều này cùng khiến cân nặng gia tăng.
Ngoài tránh xa các thực phẩm gây béo bụng, một số thói quen ăn uống cũng giúp bạn cải thiện vóc dáng như: Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, sinh tố giảm mỡ bụng, ăn thực phẩm nhiều đạm, ít mỡ. Khi chế biến các món ăn, bạn cũng không nên nêm quá mặn. Hãy ưu tiên chế biến món ăn theo cách luộc, hấp, kho thay vì chiên, rán, xào, nướng. Cắt giảm thực phẩm gây béo không những giúp duy trì vóc dáng thon gọn mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.