Sùi mào gà là căn bệnh xã hội do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Những khối u nhỏ có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng và cổ họng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh sùi mào gà, nguyên nhân, cách nhận biết các dấu hiệu bệnh sùi mào gà để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Sùi mào gà là bệnh gì? Những dấu hiệu bệnh sùi mào gà bạn cần biết
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà không phải lúc nào cũng biểu hiện thông qua các triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết. Do đó, việc thăm khám và xét nghiệm y tế thường xuyên là điều cần thiết để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ mình bị sùi mào gà hoặc đã tiếp xúc với vi-rút, hãy nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục sẽ góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Contents
Sùi mào gà là bệnh gì?
Sùi mào gà (còn gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus Human Papilloma Virus (HPV). Bệnh thường gây ra các mô sùi có hình dạng giống như súp lơ hay mào gà. Chúng có thể xuất hiện trên bề mặt da hoặc màng nhầy xung quanh vùng sinh dục, hậu môn và thậm chí cả miệng. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sùi mào gà có thể gây đau, ngứa, chảy máu, ảnh hưởng đến sự tự tin cũng như các mối quan hệ với bạn đời/bạn tình.
Sùi mào gà có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau:
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, kể cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và bằng miệng, là phương thức lây truyền chính của bệnh sùi mào gà.
Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh cũng có thể dẫn đến lây truyền, ngay cả khi cả hai không quan hệ tình dục.
Dùng chung vật dụng cá nhân
Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh sùi mào gà, chẳng hạn như khăn tắm, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống đều có thể gây nguy cơ lây nhiễm.
Sống trong môi trường có nguy cơ cao
Một số ngành nghề liên quan đến tiếp xúc da kề da, như dịch vụ làm đẹp và mát-xa, cũng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh sùi mào gà.
Từ mẹ sang con
Trong một số trường hợp hiếm gặp, sùi mào gà có thể lây truyền từ mẹ bị nhiễm sang con trong khi sinh.
Sau khi đã nắm được thông tin về các con đường lây truyền bệnh sùi mào gà, có một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là bệnh sùi mào gà có nguy hiểm đến tính mạng không? Câu trả lời là sùi mào gà không gây nguy hiểm tính mạng bạn nhé. Tuy nhiên, bệnh chắc chắn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một người, bao gồm
- Khó chịu về thể chất: Sùi mào gà có thể khiến người bệnh bị đau, ngứa hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiêu.
- Nguy cơ ung thư: Một số chủng HPV liên quan đến sùi mào gà làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn.
- Sức khỏe sinh sản: Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt trong những trường hợp liên quan đến tổn thương cổ tử cung.
- Tác động tâm lý: Sùi mào gà có thể khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, bất tiện, ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm.
Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Virus HPV khi xuất hiện trong cơ thể sẽ ẩn náu ở lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da. Thông thường, ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh chúng sẽ không gây triệu chứng. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà kéo dài trong khoảng từ 2 – 9 tháng. Nam giới và nữ giới khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu sùi mào gà khác nhau và triệu chứng ở nam giới thường có sớm hơn nữ. Thường triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới chỉ phát hiện khi đã ở vào giai đoạn nặng.
Dưới đây là những dấu hiệu sùi mào gà thường gặp ở nam và nữ giới bạn cần biết:
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ
Xuất hiện nốt sùi
Những nốt sùi nhỏ có màu hồng hoặc màu da xuất hiện trong hoặc xung quanh vùng kín, thường mọc thành cụm như bông cải xanh (hoặc có khi đơn lẻ).
Ngứa và khó chịu
Dấu hiệu sùi mào gà có thể là biểu hiện qua tình trạng ngứa và khó chịu dai dẳng, đặc biệt khi nốt sùi phát triển và lan rộng.
Sưng và đau
Vùng kín người bị sùi mào gà sẽ bị đỏ, sưng và đau, khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục gặp khó khăn.
Chảy máu
Những nốt sùi mào gà có thể chảy máu khi bị tổn thương, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc vệ sinh vùng bị ảnh hưởng.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Tình trạng viêm do sùi mào gà có thể dẫn đến tiết chất nhầy bất thường với màu sắc, độ đặc và mùi bất thường.
Dấu hiệu mụn cóc sinh dục ở nam giới
Xuất hiện nốt sùi
Tương tự nữ giới, dấu hiệu sùi mào gà phổ biến và điển hình ở nam giới là sự xuất hiện của những nốt sùi hình dạng chùm, cụm có màu đỏ hoặc màu da. Vị trí xuất hiện là vùng bìu, quy đầu, trục dương vật, lỗ niệu đạo hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu.
Ngứa và khó chịu
Ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục hoặc xung quanh lỗ niệu đạo cũng là dấu hiệu sùi mào gà nam giới cần nắm để nhận biết tình trạng bệnh.
Đau khi quan hệ tình dục
Sùi mào gà có thể gây đau và khó chịu cho nam giới khi quan hệ tình dục do những nốt sùi mào gà xuất hiện ở những vùng nhạy cảm.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về tình trạng nhiễm trùng khoang dưới hàm
Chảy máu
Những nốt sùi mào gà có thể chảy máu khi bị tổn thương hoặc khi giao hợp, tạo thành vết thương hở.
Sưng tấy đỏ
Bộ phận sinh dục nam giới bị sưng tấy đỏ ẩn do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm do sùi mào gà.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Như đã đề cập bện trên, bệnh sùi mào gà có nguyên nhân chính là do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh phát triển bao gồm năm giai đoạn như sau:
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh bắt đầu từ khi một người tiếp xúc với mầm bệnh đến lúc khởi phát. Sau khi một người tiếp xúc với virus HPV, chúng xâm nhập vào cơ thể và bám vào tế bào, gây ra những thay đổi về mặt di truyền. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ ủ bệnh, chức năng tế bào hoạt động bất thường, tăng sinh nhanh chóng. Bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện triệu chứng, hay nói cách khác là hoàn toàn không biết gì về sự hiện diện của virus HPV. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài bao lâu tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người, có khi vài tháng, thậm chí vài năm. Thông thường thời kỳ ủ bệnh ba tháng là phổ biến.
Giai đoạn khởi phát
Thời kỳ này được đánh dấu bằng việc xuất hiện của những nốt sùi nhỏ, nằm rải rác.
Giai đoạn phát triển
Ở giai đoạn này, số lượng nốt sùi sẽ nhân lên nhanh chóng. Từ vài nốt sùi rải rác, chúng phát triển thành từng cụm kích thước lớn hơn, bắt đầu gây ảnh hưởng đến việc vệ sinh cá nhân và sinh hoạt tình dục.
Giai đoạn biến chứng
Sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng. Chúng lây lan đến các khu vực nhạy cảm như hậu môn, vòm họng hoặc cổ tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Ở giai đoạn biến chứng này, bệnh nhân còn có thể gặp phải bội nhiễm, viêm loét, sưng tấy và chảy máu nơi bị sùi mào gà.
>>>>>Xem thêm: Khi gặp người bị nhồi máu cơ tim nên làm gì? Một số thông tin bạn cần biết
Giai đoạn tái phát
Ngay cả sau khi điều trị, bệnh sùi mào gà vẫn có thể tái phát. Nguyên nhân gây tái phát thường do suy yếu khả năng miễn dịch hoặc tái phơi nhiễm với HPV do không quan hệ tình dục an toàn.
Hiểu được những giai đoạn của bệnh sùi mào gà sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh xã hội này. Bên cạnh đó, điều trị đúng cách cũng góp phần làm giảm nguy cơ tái phát, hạn chế biến chứng.
Tóm lại, sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm virus HPV gây ra. Để ngăn ngừa sùi mào gà, bắt buộc mỗi người phải thực hành các biện pháp phòng ngừa như luôn quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc xin ngừa HPV và vệ sinh kỹ càng, đúng cách bộ phận sinh dục. Bạn càng kiểm soát tốt các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sùi mào gà bao nhiêu thì càng giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh bấy nhiêu.