Gãy xương bàn tay rất dễ xảy ra khi gặp phải những tai nạn như ngã hay va đập tác động lên xương ở bàn tay… Gãy xương bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người gặp phải. Vậy gãy xương bàn tay bao lâu thì lành?
Bạn đang đọc: Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành? Tìm hiểu ngay!
Gãy xương bàn tay là một chấn thương khá phổ biến và thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: Gãy xương bàn tay mất bao lâu để lành hoàn toàn? Thời gian để xương lành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ nghiêm trọng của chấn thương, phương pháp điều trị và cả sự tuân thủ của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Contents
Gãy xương bàn tay là gì?
Gãy xương ở bàn tay là một chấn thương xảy ra khi có sự phá vỡ hoặc nứt rạn trong xương của bàn tay. Bàn tay bao gồm nhiều xương nhỏ, bao gồm các xương của ngón tay và các xương vùng cổ tay gần bàn tay. Gãy xương bàn tay có thể xảy ra do các nguyên nhân như tai nạn giao thông, va chạm, té ngã hoặc gặp phải sự cố các hoạt động thể thao mạo hiểm. Ở những trường hợp nghiêm trọng, dây chằng, dây thần kinh và thậm chí là những mạch máu ở bàn tay cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Nếu không sớm được điều trị, các đoạn xương bị gãy có nguy cơ không thể liền lại thẳng hàng như cũ. Điều này có thể trực tiếp tác động đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người, chẳng hạn như viết chữ hoặc cài nút áo. Bên cạnh đó, điều trị sớm cũng giúp giảm thiểu sự đau nhức và cứng khớp do gãy xương bàn tay gây ra.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị gãy xương bàn tay?
Nói chung, đối với các chấn thương liên quan đến bàn tay (trừ những tổn thương nhỏ) đều cần được thăm khám và điều trị sớm. Khi gặp nghi ngờ về gãy xương, bạn nên thực hiện một số biện pháp sơ cứu gãy xương đơn giản ban đầu để ngăn ngừa sự tổn thương tăng thêm:
- Nếu có chảy máu, hãy nén cầm máu bằng một miếng vải sạch hoặc gạc lên vết thương.
- Ngay khi xảy ra chấn thương, hãy đặt đá lên vùng bị tổn thương để giảm đau và sưng.
- Gỡ bỏ các loại trang sức trên tay ngay lập tức. Bàn tay có thể sưng rất nhiều và trang sức sẽ gặp khó khăn khi gỡ ra sau khi tay sưng.
- Đi đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
- Nếu bàn tay bị biến dạng rõ ràng, hãy đợi nhân viên y tế đến hoặc cố định vết thương bằng nẹp và đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành?
Tùy thuộc vào vị trí gãy xương, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, cũng như là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt mà tốc độ lành xương của mỗi người sẽ khác nhau.
Gãy ngón tay: 3-4 tuần
Tin tốt là trong trường hợp bị gãy xương ngón tay thì những xương này sẽ lành nhanh nhất vì chúng có kích thước nhỏ. Có thể mất 3-4 tuần để xương lành nếu không có bất kỳ biến chứng nào phát triển từ việc gãy xương. Bạn có thể bị đau và sưng tấy, tình trạng này có thể giảm bớt khi dùng thuốc. Nếu vùng bị thương vẫn tiếp tục sưng, bạn hãy chườm một ít đá lên vùng đó. Đây chính là chất chống viêm, giảm sưng tự nhiên tốt nhất.
Điều quan trọng nhất là bạn phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình lành thương diễn ra nhanh nhất. Nếu không, ngón tay của bạn có thể bị cong.
Xương cổ tay: 6-8 tuần
Điều gì xảy ra khi bạn ngã? Hầu hết mọi người đều cố gắng tự bảo vệ mình. Theo bản năng, cơ thể chúng ta mách bảo chúng ta phải đưa tay ra để ngăn chặn cú ngã. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương cổ tay.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy và loại gãy xương, trước tiên bạn cần phải gặp bác sĩ. Sau đó, họ sẽ khuyên bạn nên nẹp hoặc bó bột để giữ cho vết thương không di chuyển để vết thương lành lại.
Tìm hiểu thêm: Bệnh phụ khoa: Nguy hiểm nên không được chủ quan
Quá trình lành xương diễn ra như thế nào?
Quá trình lành xương thường giống nhau, cho dù bạn đang bị gãy ngón tay, gãy ngón chân hay gãy xương đòn. Quá trình này bắt đầu từ thời điểm bạn bị thương.
Một cục máu đông sẽ hình thành xung quanh chỗ vỡ trong vài giờ đầu tiên. Đây là một điều tốt! Đội dọn dẹp hay những tế bào được gọi là thực bào, sẽ dọn sạch các mảnh xương và tiêu diệt bất kỳ vi trùng nào xâm nhập xung quanh vết thương mới của bạn.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình lành vết thương là khi một mô sẹo mềm (được tạo thành chủ yếu từ collagen) hình thành xung quanh vết gãy. Quá trình này có thể diễn ra từ 4 ngày đến 3 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí vết thương. Sau đó, một mô sẹo cứng sẽ hình thành. Điều này thường xảy ra hai tuần sau khi gãy xương và kết thúc quá trình trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.
Xương của bạn sau đó sẽ được tu sửa để trở lại hình dạng ban đầu. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì nó sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn.
Làm gì để phòng ngừa gãy xương bàn tay?
Chế độ sinh hoạt
Để phòng ngừa gãy xương bàn tay, có một số chế độ sinh hoạt quan trọng mà bạn có thể áp dụng:
- Tránh chấn thương và va đập: Tránh những tình huống có nguy cơ gây chấn thương cho bàn tay. Đặc biệt cần cẩn trọng khi tham gia các hoạt động thể thao, công việc có liên quan đến tay hoặc hành động nguy hiểm.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ: Khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gãy xương bàn tay cao như trượt patin, đạp xe đạp hay chơi các bộ môn thể thao có nhiều sự va chạm, hãy đảm bảo sử dụng đúng thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, găng tay hoặc băng cổ tay.
- Kiểm tra an toàn trong môi trường làm việc: Nếu công việc của bạn có liên quan đến nguy cơ gãy xương bàn tay, hãy đảm bảo rằng môi trường làm việc được thiết kế an toàn và tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp phòng ngừa gãy xương bàn tay. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe xương:
- Canxi: Canxi là thành phần chính của xương, vì vậy việc bổ sung canxi là rất quan trọng. Các nguồn canxi tốt bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, như sữa tươi, phô mai, sữa chua. Ngoài ra, cây xanh như rau cải xanh, cải bó xôi, bắp cải và hạt chia cũng là nguồn canxi tự nhiên.
- Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong các nguồn như cá hồi, cá thu, cá mòi, trứng và nấm. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
- Protein: Protein là thành phần cấu trúc của xương. Bạn có thể cung cấp protein từ thịt, cá, các loại hạt và một số sản phẩm đến từ đậu chẳng hạn như đậu nành hoặc đậu phụ.
- Vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể sản xuất collagen, một chất quan trọng cho cấu trúc xương. Các nguồn vitamin C bao gồm một số loại trái cây như cam, chanh, dứa, kiwi, dâu tây và những loại rau có chứa nhiều vitamin C như ớt đỏ, cải xanh.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp và mốc thời gian siêu âm thai nhi mà mẹ bầu cần biết
Thời gian để xương bàn tay bị gãy có thể lành lại hoàn toàn ở mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vị trí, mức độ gãy xương, cơ địa, tình trạng sức khỏe và tuổi của người bệnh. Thường thì quá trình lành xương sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tuần.
Tuy nhiên, thời gian lành xương có thể lâu hơn nếu gãy xương nghiêm trọng hay phức tạp. Ngoài ra, những ảnh hưởng từ yếu tố ngoại vi như hút thuốc lá, cường độ hoạt động không tốt hoặc cơ thể mắc các bệnh lý khác cũng là tác nhân gây trở ngại cho quá trình lành thương.
Để biết chính xác gãy xương bàn tay bao lâu thì lành trong trường hợp cụ thể của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Họ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và cung cấp thông tin cụ thể về quá trình lành xương dựa trên tình trạng sức khỏe và yếu tố cá nhân của bạn.