Rối loạn điện giải trong cơ thể là một tình trạng thường gặp nhưng phụ thuộc vào chất bị rối loạn và mức độ mà có tình chất nghiêm trọng khác nhau. Vậy liệt chu kỳ hạ Kali máu là gì?
Bạn đang đọc: Liệt chu kỳ hạ Kali máu? Nguyên nhân dẫn đến liệt chu kỳ hạ Kali máu
Kali là một chất điện giải vô cùng quan trọng, có vai trò dẫn truyền tín hiệu điện cho các tế bào trong cơ thể và khi Kali trong cơ thể bị rối loạn, tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tim, thần kinh, cơ bắp và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ Kali máu nhưng trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau làm rõ hơn về bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu qua đó giúp ta sớm nhận biết được bệnh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Contents
Tổng quan về Kali máu
Để tìm hiểu về bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu, chúng ta cần tìm hiểu về ion Kali và các triệu chứng tăng hoặc hạ Kali máu.
Quá trình cân bằng ion Kali
Kali thường được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nhu cầu mỗi ngày khoảng 80-100 mEq/ngày (tức khoảng 3-4g/ngày). Sau khi được hấp thu vào cơ thể, cơ thể sẽ tự cân bằng, duy trì Kali ở một mức ổn định. Trong quá trình cân bằng ấy, Kali được thải ra ngoài chủ yếu qua thận (90%) và cũng có thể thải qua đường phân (10%). Kênh vận chuyển trên màng tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng các ion trong và ngoài tế bào, cụ thể là các kênh Na-K (vận chuyển Natri và Kali qua lại màng tế bào) và kênh Na-Ca (vận chuyển ion Canxi và Natri qua lại màng tế bào).
Sự rối loạn ion Kali trong cơ thể thường là do những nguyên nhân hấp thu hay đào thải từ đường tiêu hóa, do bài tiết ở ống thận, hay cũng có thể là do tác dụng phụ của các thuốc giữ hay thải Kali quá mức. Ngoài ra, những nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể nói đến là đột biến gen làm bất thường những kênh vận chuyển ion Kali, do đó làm rối loạn nồng độ ion Kali giữa trong và ngoài tế bào có thể dẫn đến làm rối loạn chức năng của cơ quan nào đó. Bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu là một trong những bệnh do nguyên nhân hiếm gặp trên.
Triệu chứng thường gặp của hạ Kali máu
Một số triệu chứng hạ Kili máu có thể kể đến như:
- Yếu cơ từ gốc chi tiến triển tăng dần, liệt cơ.
- Giảm nhu động ruột, trướng bụng, liệt ruột.
- Giảm phản xạ.
- Rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng thường gặp của tăng Kali máu
Tăng Kali máu có thể khiến bạn xuất hiện một số tình trạng:
- Buồn nôn, nôn.
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Đau ngực.
- Rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến tim ngừng đập.
Liệt chu kỳ hạ Kali máu là gì?
Liệt chu kỳ do hạ Kali máu (hypokalemic periodic paralysis) là một bệnh lý thần kinh cơ có tính chất gia đình và tương đối hiểm gặp với tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.000 người, trong đó nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Người bị mắc bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu sẽ có những dấu hiệu lâm sàng sau:
- Ở những cơn cấp, bệnh nhân sẽ yếu đột ngột, yếu ở gốc chi nhiều hơn ở ngọn, yếu ở chân nhiều hơn ở tay.
- Giảm hoặc mất các phản xạ.
- Không ảnh hưởng đến các cơ hô hấp và không mất ý thức trong cơn.
- Các cơn đầu tiên thường xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, các cơn có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày không cố định và khoảng cách chu kì từ vài tuần đến vài tháng là chủ yếu.
Các yếu tố thúc đẩy vào cơn cấp:
- Sau khi vận động quá sức.
- Nạp quá nhiều carbohydrate.
- Sử dụng thuốc.
- Stress.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm gan gồm những gì? Các tiêu chí đánh giá rủi ro và phòng ngừa bệnh gan
Nguyên nhân gây ra bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu
Liệt chu kỳ hạ Kali máu thấp gây ra các đợt yếu cơ nghiêm trọng do hạ ion Kali và cơ chế bệnh sinh được giải thích như sau: Khi cơ hoạt động, tức là các tế bào cơ sẽ được co duỗi một cách đồng bộ mà quá trình này cần đến sự khử cực của tế bào nhờ vào các kênh ion có trên màng tế bào. Lúc này sẽ có sự trao đổi qua màng, một lượng phân tử cation (cụ thể là Natri và Canxi) sẽ đổ vào trong tế bào, cùng lúc đó sẽ trao đổi một lượng Kali ra bên ngoài.
Cho đến nay, các đột biến di truyền, khiếm khuyết di truyền gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường, mang yếu tố gia đình được phát hiện và là cơ sở cho liệt chu kỳ hạ Kali máu:
- Đột biến gen CACNA1S: Đột biến gen này sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của kênh Canxi sẽ làm kênh Canxi nhạy cảm với dihydropyridine – là bất thường di truyền phổ biến nhất, được tìm thấy trên 70% bệnh nhân bị mắc bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu.
- Đột biến gen SCN4A: Đột biến gen này sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của kênh Natri ở cơ xương, làm sai hỏng dẫn đến rò rỉ, cho phép các ion liên tục qua lại màng tế bào mà không kiểm soát, dẫn đến những triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Để chẩn đoán một cách chính xác bệnh liệt chu kỳ do hạ Kali máu cần phải dựa vào những đặc điểm lâm sàng và cần phân biệt với các thể liệt có chu kì khác như liệt chu kỳ do ngộ độc giáp, liệt chu kỳ do tăng Kali máu hay hội chứng Andersen.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện và cách điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Tóm lại, để chẩn đoán xác định bệnh liệt chu kỳ do hạ Kali máu, bạn cần đến khám tại những bệnh viện uy tín và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Kali máu, tổng quan về bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu và kèm theo một số triệu chứng điển hình của bệnh, qua đó có thể giúp bạn nhận biết được những vấn đề sức khỏe hiện tại mà bạn đang mắc phải có hoặc không liên quan đến căn bệnh trên.